HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT-NHỮNG YÊU CẦU TỪ THỰC TIỄN

Thứ năm - 25/11/2021 04:30 1.072 0
Ngày 22/7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg). Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 619/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 01/01/2022, do đó Thông tư số 07/2017/TT-BTP hướng dẫn Quyết định số 619/QĐ-TTg cũng đồng thời hết hiệu lực.
Nhìn nhận lại quá trình thực hiện Thông tư 07/2017/TT-BTP trong hơn 04 năm qua cho thấy Thông tư này đã góp phần hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý triển khai đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên cả nước, giúp chính quyền cấp tăng cường trách nhiệm trong quản lý nhà nước, tổ chức thi hành pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
   Tuy nhiên, một số quy định của Thông tư số 07/2017/TT-BTP đã nảy sinh vướng mắc, không còn phù hợp với thực tế, hướng dẫn về nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu còn định tính, chưa rõ ràng, chưa quy định cụ thể tài liệu phục vụ đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật dẫn đến khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện tại địa phương.
Tại khoản 6 Điều 3 và khoản 5 Điều 5 của Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn quy trình, biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Do đó để triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg thì việc ban hành Thông tư hướng dẫn thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP là rất cần thiết, đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật mới về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, làm cơ sở cho các địa phương triển khai công tác này trong năm 2022.
Để ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 07/2017/TT-BTP, thiết nghĩ cần trước tiên cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ nội dung cũng như thực tế triển khai các tiêu chí, chỉ tiêu quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BTP, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các ý kiến của các đơn vị trực tiếp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí này ở cơ sở và nhân dân vì tất cả các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đều do cơ sở trực tiếp tổ chức thực hiện và tự chấm điểm và đích cuối cũng là để phục vụ tốt nhất cho người dân, được người dân chấp thuận, ủng hộ (sự hài long của Nhân dân).
Bên cạnh đó, nội dung Thông tư mới cần tập trung vào quy định, hướng dẫn chỉ tiết các nội dung được giao tại khoản 6 Điều 3 và khoản 5 Điều 5 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, bao gồm nội dung, điểm số, cách tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và tài liệu đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu; quy trình, biểu mẫu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Đối tượng áp dụng dự thảo Thông tư là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó về quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Thông tư mới cần hướng dẫn cụ thể quy trình, bao gồm các công việc, nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện để phục vụ việc chấm điểm, đánh giá, đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các công việc, nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện để phục vụ việc đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.  
Về biểu mẫu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cần quy định đầy đủ hơn đảm bảo phủ quát được toàn bộ các chỉ tiêu, tiêu chí. Đặc biệt cần hướng dẫn đầy đủ các tài liệu kiểm chứng cần có cho mỗi chỉ tiêu, do vậy cần tăng số lượng biểu mẫu đánh giá ở cả 2 cấp huyện và xã để phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đầy đủ và chính xác hơn.
Đối với quy định về Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật nên quy định cụ thể thành phần của Hội đồng này để áp dụng thống nhất trên toàn quốc, theo hướng đối gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Tư pháp và đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện (trước đây không có, các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyệnliên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu; Công an, Nội vụ, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo và Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện.
Về nội dung, điểm số, cách tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và tài liệu đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu cần thay đổi cách đánh giá và tính điểm theo công thức chung với mọi tiêu chí vì việc đánh giá như vậy sẽ không phù hợp với nội dung của từng tiêu chí, chỉ tiêu, do vậy Thông tư mới nên quy định theo hướng điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu có nội dung xác định theo  tỷ lệ % theo hướng điểm số được tính tương ứng với định mức tỷ lệ % đạt được để đảm bảo cho việc chấm điểm, đánh giá được thuận tiện và dễ theo dõi, quản lý.
Các nội dung của các tiêu chí, chỉ tiêu cần được cụ thể hóa, đặc biệt chú trọng tới yêu cầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, qua đó thực hiện mục tiêu tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cùng với đó, cần hướng dẫn cụ thể các tài liệu phục vụ việc chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu; mục đích, ý nghĩa sử dụng các tài liệu này để làm căn cứ, cơ sở để kiểm tra, đối chiếu, so sánh giữa kết quả đạt được trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trên thực tế với điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu do Ủy ban nhân dân cấp xã tự chấm điểm, đánh giá, đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đây là những tài liệu, sản phẩm đầu ra có được trong quá trình công chức, chính quyền cấp xã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và công chức được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu có trách nhiệm chuẩn bị, cung cấp các tài liệu này trên cơ sở nguyên tắc không làm phát sinh hồ sơ, tài liệu mới./.
 

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay18,706
  • Tháng hiện tại371,950
  • Tổng lượt truy cập10,504,094
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây