NHỮNG MỤC TIÊU LỚN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
Nguyễn Hữu Sơn- Phó Giám đốc Sở
2021-11-16T21:11:25-05:00
2021-11-16T21:11:25-05:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/news/hoat-dong-pbgdpl-cap-tinh/nhung-muc-tieu-lon-phat-trien-thuong-mai-tinh-thai-nguyen-giai-doan-2021-2025-163.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du và miền núi với Đồng bằng Bắc Bộ. Với nhiều thuận lợi về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển thương mại trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế so sánh của một trung tâm vùng.
Vai trò của Thái Nguyên trong Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội
Phát huy lợi thế đó, cùng với việc quan tâm ban hành các chính sách về đầu tư phát triển kinh tế xã hội, ngày 09/11/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) thông qua Nghị quyết số 182/NQ-HĐND về Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 đặt ra mục tiêu phát triển nhanh và bền vững các loại hình thương mại trên địa bàn, xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành trung tâm thương mại cấp vùng, trung tâm giao thương và kinh tế của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, vùng thủ đô Hà Nội. Củng cố phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển các loại hình thương mại truyền thống gắn với phát triển thương mại điện tử. tạo sự đột phá trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình thương mại, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống Nhân dân.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phấn đấu tăng bình quân 13%/năm.
- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân từ 7%/năm trở lên; trong đó xuất khẩu địa phương tăng bình quân từ 11%/ năm trở lên.
- Tăng trưởng lĩnh vực thương mại góp phần quan trọng để tỷ trọng dịch vụ chiếm 31% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
- Doanh số thương mại điện tử (B2C) (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử phấn đấu đạt 50%.
- Xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 03 chợ trên địa bàn đảm bảo mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025.
- Thu hút đầu tư xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm – chợ vùng Việt Bắc mang tính liên kết vùng tại thành phố Thái Nguyên; 02 chợ đầu mối tại xã Linh Sơn, thành phố Thái Nguyên và xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình; phấn đấu nâng chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong 10 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, khu công nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm và con người Thái Nguyên.
- Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong nước và ngoài nước.
- Xây dựng thống nhất, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu về cơ chế, chính sách cho phát triển thương mại của tỉnh.
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ với phát triển giao thông, đô thị mới trên địa bàn; định hướng, quy hoạch phát triển tuyến phố chuyên doanh, phấn đấu đến năm 2025 hình thành một số tuyến phố chuyên doanh chính; hoàn thành việc sắp xếp, di dời, xóa bỏ địa điểm kinh doanh không phù hợp.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Nghị quyết thông qua các giải pháp lớn về cơ chế chính sách, về phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực, phát triển thị trường nông thôn, miền núi, phát triển thương mại điện tử, tăng cường xúc tiến thương mại, đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến 20.991 tỷ đồng.
Với những giải pháp lớn được đề ra, chắc chắn rằng các loại hình thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ có bước phát triển tích cực, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển bền vững trong lĩnh vực thương mại nội địa, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hữu Sơn- Phó Giám đốc Sở