- 25/04/2022 12:31:00 AM
- Đã xem: 1824
- Phản hồi: 0
Trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan điểm, nhận thức, lối sống, tính cách, kinh nghiệm… nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn, tranh chấp này nếu không được giải quyết kịp thời, triệt để thì “chuyện bé xé ra to”, từ tranh chấp thuần tuý dân sự có thể bùng phát nghiêm trọng thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc, cọi trọng tình cảm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nên hòa giải ở cơ sở được hình thành từ rất sớm, là phương thức giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp ở cộng đồng dân cư được củng cố và phát triển từ thời kỳ phong kiến đến ngày nay.