Một số điểm mới của Nghị định 93/2025/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Thứ hai - 28/04/2025 21:29 58 0
Ngày 26/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/6/2025.
Một số điểm nổi bật của Nghị định 93/2025/NĐ-CP:
- Bổ sung hình thức kỷ luật "bãi nhiệm": Áp dụng đối với cán bộ vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm sau khi đã bị cách chức. ​
- Sửa đổi thẩm quyền kiểm tra: Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp và cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. ​
- Quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý kỷ luật: Bổ sung, sửa đổi các quy định về hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Nghị định 93/2025/NĐ-CP không chỉ bổ sung hành vi mới, mà còn cụ thể hóa nhiều hành vi trước đây quy định còn chung chung.
- Ngôn ngữ quy định chặt chẽ hơn, hướng đến xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, đơn vị trong toàn bộ quá trình xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 93/2025/NĐ-CP mang đến những quy định mới trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc cụ thể hóa và mở rộng danh mục hành vi vi phạm không chỉ tăng tính minh bạch mà còn đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm cá nhân trong thi hành nhiệm vụ. Nhờ vậy, góp phần thực thi chặt chẽ kỷ luật, kỷ cương, tăng cường cơ chế ngăn ngừa sai phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân trong xã hội pháp quyền.
1. Về quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi thẩm quyền kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Bộ trưởng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi được giao tổ chức thực hiện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vì phạm hành chính trong phạm vi địa bản quản lý, trừ các cơ quan được tổ chức theo hệ thống dọc đóng trên địa bàn.
- Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc quản lý người có thẩm quyền xủ lý vi phạm hành chính, gồm: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cành sát biển; Hải quan; Thuế; Cơ quan quản lý thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước;
Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc theo quy định của pháp luật kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.
- Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tưởng Chính phủ xem xét, quyểt định cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm tra.
2. Về Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP cụ th
 
STT Nội dung hành vi So với Nghị định số 19/2020/NĐ-CP Trích dẫn nội dung tại Nghị định số 93/2025/NĐ-CP
1 Giữ lại vụ có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính Bổ sung mới "Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính."
2 Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ Bổ sung mới "Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính."
3 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu Cụ thể hóa "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm."
4 Can thiệp trái pháp luật vào xử lý Cụ thể hóa "Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính."
5 Không lập biên bản khi phát hiện vi phạm Bổ sung mới "Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật."
6 Lập biên bản sai Cụ thể hóa "Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi, không đúng đối tượng."
7 Vi phạm thời hạn lập biên bản/ra quyết định Cụ thể hóa "Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt."
8 Không ra quyết định xử phạt, không tịch thu tang vật Cụ thể hóa chi tiết "Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính."
9 Xử phạt sai thẩm quyền, sai đối tượng, sai hình thức Cụ thể hóa "Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng hình thức, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả."
10 Xác định sai hành vi vi phạm khi ra quyết định Bổ sung mới "Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt, trừ các trường hợp tại khoản 9 Điều 22 Nghị định 93/2025/NĐ-CP."
11 Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính Bổ sung mới "Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính."
12 Không sửa đổi/hủy bỏ quyết định khi sai sót Bổ sung mới "Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới khi phát hiện có sai sót, vi phạm."
13 Không tổ chức thi hành quyết định xử phạt Cụ thể hóa "Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt, tịch thu, khắc phục hậu quả; không tổ chức cưỡng chế theo quy định."
14 Sử dụng trái phép tiền thu từ xử phạt Bổ sung mới "Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính."
15 Cung cấp thông tin sai khi kiểm tra Bổ sung mới "Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
16 Cản trở hoạt động kiểm tra Bổ sung mới "Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra."
17 Can thiệp vào hoạt động kiểm tra Bổ sung mới "Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
18 Tiết lộ trái phép thông tin kiểm tra Bổ sung mới "Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền."
19 Không thực hiện kết luận kiểm tra Cụ thể hóa "Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."
20 Thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra Bổ sung mới "Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."

 

Tác giả bài viết: Lê Công Huấn - Phòng PBGDPL&TDTHPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây