Một số nhiệm vụ, giải pháp cải thiện Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Thái Nguyên năm 2021

Thứ năm - 01/07/2021 03:31 1.760 0
Theo kết quả khảo sát năm 2020, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Thái Nguyên đạt 46,741 điểm, tăng 3,541 điểm so với năm 2019, xếp vị trí thứ 3 trên toàn quốc. Điểm số các trục nội dung của tỉnh Thái Nguyên năm 2020 so với năm 2019 có 07 nội dung đều tăng từ 0,1 - 1,14 điểm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nội dung vẫn ở mức điểm thấp nhất là Quản trị môi trường, đạt 3,17/10 điểm; một số nội dung được xếp vào nhóm các tỉnh, thành có điểm số cao nhất nhưng thực tế số điểm đạt được chưa cao.
Ngày 25/6/2021 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về Cải thiện Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Thái Nguyên năm 2021.Để khắc phục những hạn chế, tồn tại, tiếp tục duy trì và nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tỉnh Thái Nguyên năm 2021, theo đó trong năm 2021 sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI về các nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”; “Công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách; “Trách nhiệm giải trình với người dân”; “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”; “Thủ tục hành chính công”; “Cung ứng dịch vụ công”; “Quản trị môi trường” “Quản trị điện tử”, cụ thể như:
-  Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tạo điều kiện để người dân có cơ hội thuận lợi tham gia các tổ chức xã hội, nhóm, câu lạc bộ tự lập theo quy định của pháp luật; đảm bảo bầu cử bầu cử Trưởng xóm, Tổ trưởng dân phố công khai, khách quan, minh bạch, dân chủ. Công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thường xuyên tổ chức các cuộc gặp, tiếp xúc với nhân dân...
- Tổ chức lấy ý kiến của người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Thực hiện công khai về mục đích sử dụng đất, mức giá đền bù khi thu hồi đất; công khai kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư...
- Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, công tác tiếp công dân, giải quyết những vướng mắc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân. Thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng
- Công khai đầy đủ quy trình, thời gian, phí, lệ phí giải quyết TTHC theo quy định. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, kiểm tra công vụ, việc giải quyết TTHC để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
- Tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC, kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm tối đa các TTHC không phù hợp, không cần thiết; kịp thời cập nhật, công bố, công khai đầy đủ các quy định về TTHC. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách TTHC; tăng số lượng các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4…
- Tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các Trạm y tế xã và bệnh viện tuyến huyện trực thuộc tỉnh. Tiếp tục cải tiến quy trình quản lý trong việc khám, chữa bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin khám, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đến khám, chữa bệnh...
- Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục. Đảm bảo sỹ số học sinh trong một lớp theo quy định; xây dựng trường học an toàn, thân thiện; minh bạch trong thu chi với phụ huynh, không lạm thu; quản lý chặt chẽ việc dạy thêm; không bắt ép, ưu ái học sinh học thêm...
- Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản như: Cung cấp hệ thống nước sạch, đường giao thông nông thôn, công trình văn hóa thể thao, công trình giáo dục, y tế… Thực hiện tốt dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nước thải.
- Tiếp tục quán triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Không để hình thành các ổ, nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội.
- Rà soát xác định các điểm "nóng", các vấn đề vi phạm, tồn tại về môi trường ở từng địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tiếp nhận thông tin nhân dân phản ánh, tố giác để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường và các cán bộ, công chức chậm phát hiện, không xử lý hoặc tiếp tay cho các hành vi này.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng internet thuận lợi mọi nơi, mọi lúc. Tạo tiền đề để triển khai chính quyền điện tử, chuyển đổi số.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thùy Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây