UBND TỈNH CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM MƯU GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
Nguyễn Thùy Dương
2021-07-04T21:52:58-04:00
2021-07-04T21:52:58-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/news/hoat-dong-pbgdpl-cap-tinh/ubnd-tinh-chi-dao-nang-cao-chat-luong-tham-muu-giai-quyet-cong-viec-cua-cac-so-nganh-dia-phuong-85.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành công văn số 3097/UBND-TH ngày 01/7/2021 chỉ đạo nâng cao chất lượng tham mưu của các Sở, ngành, địa phương; công văn nêu rõ:
Trong thời gian qua, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao còn chậm, thiếu chủ động trong việc tham mưu, đề xuất các nội dung thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; trình tự thủ tục, hồ sơ, căn cứ pháp lý trình chưa đảm bảo quy định; nội dung báo cáo, đề xuất chưa thể hiện rõ chính kiến, quan điểm hoặc thể hiện không nhất quán, báo cáo thiếu nội dung theo yêu cầu, dẫn đến một số văn bản, hồ sơ trình chưa đủ cơ sở xem xét, quyết định, phải trả lại, yêu cầu bổ sung, làm rõ, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các công việc của UBND tỉnh.
Để tiếp tục cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng tham mưu thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương và khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai một số nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo tại Văn bản số 3251/VPCP-TH ngày 18/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị đề án, báo cáo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 1726/UBND-TH ngày 27/4/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ. Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu kỹ quy định liên quan đến ngành, lĩnh vực để chủ động tham mưu, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các nội dung thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương đảm bảo đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Quy chế làm việc của UBND tỉnh; chủ động giải quyết các ý kiến, kiến nghị của tổ chức, cá nhân ngay từ cơ sở; kịp thời tham mưu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
2. Về việc chuẩn bị các đề án, chương trình, tờ trình, báo cáo:
Thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số 3251/VPCP-TH ngày 18/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc chuẩn bị đề án, báo cáo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
- Đối với nội dung đề án, báo cáo do các ngành, địa phương tham mưu với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cần lưu ý nội dung lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo đúng quy định.
- Đối với chương trình, đề án, báo cáo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh có dung lượng thông tin từ 10 trang A4 trở lên phải xây dựng dự thảo Tờ trình, báo cáo tóm tắt nội dung trình của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, trong đó thể hiện ngắn gọn, đầy đủ những nội dung sau:
+ Căn cứ, cơ sở xây dựng đề án, báo cáo (căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn).
+ Quá trình xây dựng đề án, báo cáo.
+ Nội dung chính của đề án, báo cáo. Trong đó, cần nêu rõ kết quả đạt được (khi đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách, đề án đã ban hành, nếu có); ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; những điểm mới, khác so với báo cáo trước, phương hướng, giải pháp thời gian tới (nếu có).
+ Ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan và việc tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì; những vấn đề có ý kiến khác nhau (nếu có); kiến nghị, đề xuất.
+ Nêu rõ những vấn đề cần xin ý kiến.
3. Đối với báo cáo, tài liệu phục vụ phiên họp Chính phủ và các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại Văn bản số 3478/VPCP-TH ngày 26/5/2021:
- Cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu có trách nhiệm chuẩn bị kỹ nội dung, đảm bảo chất lượng, đáp ứng theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ. Nội dung báo cáo, tài liệu tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phải gửi kèm theo văn bản điện tử để cập nhật lên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành (theo chức năng ngành dọc) có trách nhiệm bám sát Chương trình công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ để chủ động báo cáo, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các nội dung liên quan, bảo đảm chất lượng, kịp thời, đúng tiến độ theo quy định.
4. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nắm chắc tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao (gồm cả những công việc đã phân công cho cấp phó), đảm bảo sự thống nhất trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành; chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung tham mưu, đề xuất, xin ý kiến (gọi chung là tham mưu) với UBND tỉnh.
Văn bản tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phải nêu đầy đủ căn cứ, cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành (làm rõ thẩm quyền ban hành của UBND hoặc Chủ tịch UBND) theo quy định pháp luật và Quy chế làm việc, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật áp dụng và nội dung chỉ đạo có liên quan; nội dung tham mưu phải cụ thể và khẳng định rõ quan điểm tham mưu của ngành, địa phương, cũng như tuân thủ đúng thể thức, trình tự, tiến độ và thời gian… đồng thời xây dựng dự thảo văn bản của UBND tỉnh gửi kèm theo (đối với trường hợp tham mưu, đề xuất ban hành văn bản) có chữ ký duyệt của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị vào bản dự thảo.
Trường hợp nội dung tham mưu liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực thì hồ sơ tham mưu phải có biên bản họp liên ngành kèm theo, trong đó thể hiện sự trao đổi, thống nhất và quan điểm tham mưu của đơn vị chủ trì, biên bản họp phải có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo thành phần tham gia dự họp.
Hồ sơ tham mưu của cơ quan, đơn vị, địa phương phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu kèm theo, được sắp xếp khoa học, theo trình tự, có danh mục hồ sơ đính kèm. Đối với hồ sơ tham mưu có nội dung mật thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; đối với hồ sơ tham mưu có nội dung quy phạm pháp luật phải thống nhất với Sở Tư pháp và thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Các nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các đơn vị, địa phương chủ trì thực hiện thì có trách nhiệm triển khai, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan, đồng thời theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện đảm bảo chất lượng, đầy đủ nội dung theo yêu cầu, đúng thời gian quy định.
Đối với các nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trực tiếp cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương thì người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo và ký các văn bản triển khai nhiệm vụ và văn bản báo cáo, tham mưu, không được ủy quyền cho cấp phó.
6. Việc gửi, tiếp nhận, xử lý hồ sơ trình phải thực hiện theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước và Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức, Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các quy định, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, đáp ứng yêu cầu Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được thông qua tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Trong đó lưu ý: văn bản trình ký điện tử phải có đầy đủ bản scan (file *.pdf), dự thảo văn bản của UBND tỉnh, các tài liệu kèm theo dưới dạng file số (word, excel, ppt...) được đẩy lên hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo quy định.
7. Đối với các nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã hoàn thành nhưng quá hạn hoặc quá hạn chưa hoàn thành mà không có lý do chính đáng, khách quan: Giao Sở Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh phối hợp với Tổ Công tác của Chủ tịch UBND tỉnh rà soát, tổng hợp, tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để làm cơ sở bình xét, đề xuất thi đua khen thưởng trong năm đối với các tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Giao Văn phòng UBND tỉnh:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu, tổng hợp; chủ động tham mưu, đề xuất các vấn đề liên quan đến công tác tham mưu của các Sở, ban, ngành, địa phương với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
- Đối với các nội dung cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh mà cần trao đổi, làm rõ thì Văn phòng UBND tỉnh chủ động tổ chức họp, làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để giải quyết, đảm bảo tính hiệu quả và kịp thời. Đối với nội dung phức tạp, chưa rõ ràng, còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị tham mưu thì kịp thời báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách ngành, lĩnh vực.
- Ký thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh một số văn bản như: Yêu cầu làm rõ, giải trình các nội dung liên quan đến hoạt động tham mưu của các Sở, ban, ngành, địa phương, văn bản giao triển khai nhiệm vụ cụ thể (không có nội dung chủ trương của UBND tỉnh); văn bản trả lại hồ sơ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị hoàn thiện, bổ sung.
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nội dung chỉ đạo tại văn bản này./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thùy Dương