CẦN CÓ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC CÔNG NHẬN MÔ HÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ MÔ HÌNH TỔ HOÀ GIẢI HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ
Đình Quang
2023-04-11T03:24:55-04:00
2023-04-11T03:24:55-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/can-co-quy-dinh-cu-the-ve-tham-quyen-trinh-tu-thu-tuc-cong-nhan-mo-hinh-pho-bien-giao-duc-phap-luat-va-mo-hinh-to-hoa-giai-hoat-dong-co-hieu-qua-246.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả và Mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động có hiệu quả (các mô hình) là một trong các chỉ tiêu bắt buộc trong bộ tiêu chí đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo quy định của Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/ 7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Thông tư số 09/2021/TT-BTP).
Để đảm bảo cho việc thực hiện Thông tư số 09/2021/TT-BTP, ngày 15/8/2022 Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1723/QĐ-BTP hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh (Quyết định số 1723/QĐ-BTP), theo đó Quyết định này đã hướng dẫn nhiều nội dung trong đó có hướng dẫn về các mô hình, tuy nhiên lại chưa hướng dẫn về trình tự thủ tục và thẩm quyền thành lập và công nhận các mô hình dẫn đến hiện nay các địa phương trong toàn quốc có nhiều cách làm khác nhau, có địa phương căn cứ vào các tiêu chí của “Tổ hòa giải 5 tốt”, nếu thấy tổ hòa giải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và có trên 50% số tổ viên tổ hòa giải nhất trí thì tổ trưởng tổ hòa giải làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận (Hà Nội), có địa phương việc thành lập các mô hình do Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện quyết định (Bạc Liêu), có địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định (Hà Tĩnh)…Với cách làm như hiện nay cho thấy không có sự thống nhất giữa các địa phương, bên cạnh đó có địa phương chưa thực hiện được hoặc gặp nhiều lúng túng về cách làm, những khó khăn này không chỉ gây khó khăn trong hoạt động quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh mà còn rất khó khăn cho cấp xã đặc biệt trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tiếp cận Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hoà giải ở cơ sở và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, Quyết định số 1723/QĐ-BTP cho thấy các văn bản này đều chưa có quy định thẩm quyền và trình tự, thủ tục công nhận các mô hình.
Do vậy để giải quyết những khó khăn hiện tại trong việc xây dựng cấp xã, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như xây dựng xã, huyện về đích nông thôn mới, nông thôn nâng cao, nông thôn kiểu mẫu…thiết nghĩ Bộ Tư pháp sớm có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận các mô hình, vì thẩm quyền công nhận Tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã( chủ thể trực tiếp và chủ yếu triển khai, đề xuất các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật (Điều 5) và theo Luật hoà giải ở cơ sở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định công nhận hòa giải viên (Điều 8) như vậy về thẩm quyền công nhận các mô hình để giản hoá các thủ tục hành chính cũng như phù hợp với Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hoà giải ở cơ sở và hệ thống văn bản pháp luật hiện hành thì việc quyết định công nhận các mô hình giao cho trưởng cấp thôn, bản, tổ dân phố đề nghị, công chức Tư pháp hộ tịch chủ trì phối hợp với cán bộ Mặt trận Tổ quốc và Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã thẩm định trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận. Bên cạnh đó Bộ Tư pháp cũng nên có hướng dẫn cụ thể về hồ sơ đề nghị công nhận Mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật và Mô hình tổ hoà giải hoạt động có hiệu quả để áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc./.
Tác giả bài viết: Đình Quang