Từ kết quả đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiêp cận pháp luật hàng năm, chính quyền cấp xã, cấp huyện có điều kiện nhận diện tổng thể , toàn diện, kịp thời những mặt được, mặt còn hạn chế, khó khăn trong tổ chức tiển khi các nhiệm vụ. Từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế trong trong tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường thực hiện dân chủ, tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.
Những thuận lợi
Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2025 nói chung và thực hiện tiêu chí về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng đã được các câp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp và đạt được những kết quả quan trọng
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được thực hiện đầy đủ từ tỉnh đến cơ sở. Các điều kiện về nguồn lực, kinh phí cơ bản được đảm bảo để triển khai nhiệm vụ.
Thông qua việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã. Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ được nâng cao.
Việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo đúng quy định, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Về khó khăn
Năm 2022 là năm đầu tiên ngành Tư pháp mới có tiêu chí tiếp cận pháp luật đối với các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao nên còn gặp một số khó khăn vướng mắc trong xây dựng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 1723/QĐ-BTP cụ thể:
Tháng 8/2022 Bộ Tư pháp mới ban hành Hướng dẫn để áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 và việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg. Tuy nhiên năm 2022, vẫn sử dụng kết quả chuẩn tiếp cận pháp luật của năm 2021 theo Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP. Các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 đã được công bố và tiêu chí này rất khó để đạt điểm tối đa do là tiêu chí mang định tính, không phải là tiêu chí định lượng.
Về nội dung xây dựng mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luaatjvaf mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở tại tiểu mục 1 và tiểu mục 2, mục I, phần II của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-BTP (Hướng dẫn): không có hướng dẫn cụ thể các mô hình điển hình này do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào công nhận là mô hình điển hình.
Tại điển c tiểu mục 1 và điểm c tiểu mục 2, mục I, phần II của Hướng dẫn ghi “…trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này”, điều này rất khó thực hiện trên thực tế bởi lẽ khen thưởng thì chỉ có khen tập thể hoặc cá nhân chứ không khen mô hình.
Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật. Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ tham mưu, theo dõi nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải thực hiện nhiều nhiệm vụ do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tham mưu, theo dõi, đôn đốc triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu có hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với những khó khăn nêu trên để địa phương triển khai thực hiện hiệu quả đồng bộ và thống nhất.
2. Tiếp tục thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và nhân dân về vị trí, vai trò, nội dung của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; có giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP; xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, đúng quy định, góp phần bảo đảm thực hiện quyền được thông tin về pháp luật của công dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, gắn với phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.
3. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ chức đánh giá ở tất cả các đơn vị cấp xã một cách thực chất, trong đó chú trọng hướng dẫn tài liệu kiểm chứng cho kết quả đánh giá để đảm bảo khách quan, công bằng. Sau khi đánh giá, thực hiện các giải pháp duy trì những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật để nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trong năm đánh giá tiếp theo.
5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Phòng Tư pháp, thành viên Hội đồng đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện trong tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân cùng cấp xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo khách quan, chính xác.
6. Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho công chức được giao tham mưu, theo dõi thực hiện đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật.