Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về pháp luật

Thứ hai - 23/08/2021 03:43 2.486 0
Sáng 17/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về pháp luật (tháng 8 năm 2021) để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Sáng 17/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về pháp luật (tháng 8 năm 2021) để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Phiên họp tập trung thảo luận về các nội dung chính: Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và dự thảo Nghị định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần; đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong tình hình dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Phiên họp được tổ chức nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng đã tập trung chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện thể chế - một trong ba khâu đột phá chiến lược - bằng các biện pháp cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, các Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, các vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Thứ hai, đẩy mạnh công tác xây dựng luật pháp, nâng cao chất lượng các quy định. Thứ ba, tăng cường nhân lực cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, dành ưu tiên về nhân lực cho việc khó này. Thứ tư, phải đầu tư về thời gian, công sức. Thứ năm, bảo đảm điều kiện, chế độ, chính sách cho những người làm công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng phân tích và nhấn mạnh thêm, phải ưu tiên đầu tư cho công tác này sao cho đúng tầm một khâu đột phá chiến lược cả về con người, vật chất, điều kiện làm việc, bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt huyết. Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm các khoản chi thường xuyên khác để tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có đột phá thể chế. Nếu cần thiết, Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ quy định cụ thể về kinh phí dành cho xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, không thể để ách tắc vì kinh phí, “chứng từ thanh toán dày hơn cả hồ sơ luật”.
Thủ tướng nhắc lại, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh chúng ta xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Phiên họp, các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong tình hình dịch bệnh COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày.
Kết luận nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các cơ quan, nhất là Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương vào cuộc trên tinh thần thực sự tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Các ý kiến cơ bản tán thành với đề nghị xây dựng Luật. Liên quan tới Luật Dược và các quy định về y tế, Nghị quyết 30 của Quốc hội và Nghị quyết 86 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng chống COVID-19 đã cơ bản giải quyết các vướng mắc pháp lý. Các nội dung khác cần sửa đổi căn cơ phải tuân thủ các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát rất kỹ trên cơ sở một số nguyên tắc, trước hết là bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chủ trương “một luật sửa nhiều luật” theo Nghị quyết của Quốc hội.

Với các nội dung đã được thống nhất tại Phiên họp. Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chủ trì xử lý các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tích cực phối hợp để Bộ Tư pháp chọn lọc, tổng hợp. Thủ tướng cũng lưu ý, không thể giải quyết được tất cả các ách tắc ngay trong một lúc, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, xử lý trong thời gian tới.
Về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh một số yêu cầu như giảm thiểu các thủ tục hành chính. Có công cụ kiểm soát việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Không mở mới thêm cơ sở đào tạo nhân lực về kinh doanh bảo hiểm, nếu cần thiết thì bổ sung thêm chuyên ngành tại các cơ sở đã có.
Liên quan tới quy định về bảo hiểm y tế trong dự án luật, Thủ tướng nêu rõ yêu cầu phải bảo đảm lợi ích của người dân là trên hết, trước hết, bảo đảm an sinh xã hội, khẳng định sự ưu việt của chế độ. Thủ tướng giao các cơ quan soạn thảo tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện./.
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Nội

Nguồn tin: Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay13,500
  • Tháng hiện tại183,835
  • Tổng lượt truy cập13,725,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây