Đ/c Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý tại Hội nghị (điểm cầu Thái Nguyên)
Tham dự Hội nghị có hiện diện Trung ương, một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam; Hội liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân; Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên và luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc 2 tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam; đại diện của Chương trình UNDP và đại diện của Dự án EU JULE.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Cục trưởng cho biết chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật (NKT) và nạn nhân bạo lực gia đình (BLGĐ) đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội. Thể chế bảo đảm quyền được TGPL cho NKT và nạn nhân BLGĐ về cơ bản được hoàn thiện. Những quy định về đối tương được TGPL trong pháp luật hiện hành phù hợp với các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng thời gian qua, các Trung tâm TGPL và các tổ chức thực hiện TGPL đã có nhiều cố gắng trong thực hiện vụ việc TGPL theo các hình thức: tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và tư vấn pháp luật. Số lượng NKT và nạn nhân BLGĐ có khó khăn về tài chính được tiếp cận vơi TGPL ngày càng tăng (từ 2018-2021, các Trung tâm TGPL đã thực hiện khoảng 9.532 vụ việc). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc TGPL cho NKT và nạn nhân BLGĐ còn gặp phải một số khó khăn như: sự mặc cảm, tâm lý e ngại, không muốn tiếp xúc hay chia sẻ,…;
Chính vì vậy, trong khuôn của Chương trình Tăng cường pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (ẸU JULE) do Liên minh Châu âu tài trợ và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Cục TGPL phối hợp với UNDP xây dựng Chương trình và tài liệu tập huấn về kỹ năng TGPL cho NKT và nạn nhân BLGĐ.
Đề Hội nghị tập huấn diễn ra trong 3 ngày (22-24/3/2022) đạt hiệu quả, có chất lượng, đồng chí Cục trưởng đề nghị: các học viên nêu cao tinh thần trách nhiệm , tham dự đầy đủ, tiếp thu trọn vẹn các nội dung; các báo cáo viên áp dụng các phương pháp hiện đại, tích cực, tăng cường sự tương tác, lấy học viên làm trung tâm; tích cực chủ động giao lưu trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm giữa các điểm cầu.
Đồng chí Cục trưởng cũng mong rằng, sau đợt tập huấn các học viên sẽ nắm sâu, rộng hơn về các quy định trong nước, các Điều ước Quốc tế, các chính sách pháp luật, các kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến NKT, nạn nhân BLGĐ để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, nâng lên thành kỹ năng cao trong quá trình thực hiện. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác TGPL./.