Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Chủ nhật - 02/10/2022 21:01 950 0
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, hỗ trợ hoạt động lâm nghiệp bằng vốn sự nghiệp cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng
- Đối tượng rừng: Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.
- Đối tượng được hỗ trợ:  Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn khu vực II và III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được nhận khoán bảo vệ rừng; cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn khu vực II và III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được nhận khoán bảo vệ rừng.

2. Hỗ trợ bảo vệ rừng
- Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư tại các xã khu vực II, khu vực III thực hiện bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
- Tiêu chí được hỗ trợ: Thuộc đối tượng trên; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.

3. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
- Đối tượng khoanh nuôi: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đáp ứng các tiêu chí theo quy định.
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
- Tiêu chí được hỗ trợ: Thuộc đối tượng quy định trên; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được phê duyệt theo quy định; được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

4. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ
- Đối tượng trồng rừng sản xuất: Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo quy định.
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất được giao.
- Tiêu chí được hỗ trợ: Thuộc đối tượng quy định trên; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt theo quy định; được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả trồng rừng sản xuất.

5. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ
- Đối tượng trồng rừng phòng hộ: Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng phòng hộ theo quy định.
- Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao.
- Tiêu chí được hỗ trợ: Thuộc đối tượng theo quy định trên; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện trồng rừng phòng hộ theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt theo quy định; được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả trồng rừng phòng hộ.

6. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
- Đối tượng được trợ cấp: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định cụ thể đối tượng hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực.
- Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp, trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.
- Tiêu chí được trợ cấp gạo:
+ Thuộc đối tượng quy định trên;
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp đối với đối tượng được hỗ trợ;
+ Có hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng theo quy định, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.
- Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ưu tiên giải quyết loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được sản xuất ở địa phương.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017./.
File đính kèm

Tác giả bài viết: Phòng PB&TDTHPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay20,708
  • Tháng hiện tại462,527
  • Tổng lượt truy cập10,594,671
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây