ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỈ ĐẠO TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thứ tư - 23/06/2021 04:31 664 0
Thực hiện Công văn số 3517/VPCP-TH ngày 27/5/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai ngay kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp.
(Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Tư pháp sáng ngày 25/5/2021. Ảnh: moj.gov.vn)
Ngày 02/6/2021, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2468/UBND-NC chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau đây là toàn văn nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh:
“Để nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:
1. Xác định công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành, địa phương. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải trực tiếp phụ trách nhiệm vụ này, có trách nhiệm đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức cũng như tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong công tác xây dựng văn bản QPPL.
2. Thực hiện nghiêm túc quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, đặc biệt là chất lượng lập đề nghị xây dựng văn bản và trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo đối với ý kiến của các cơ quan có liên quan, nhất là ý kiến thẩm định của cơ quan Tư pháp và của các thành viên UBND. Các đơn vị, địa phương khi được lấy ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL phải tổ chức lấy ý kiến của các phòng chuyên môn và tập thể lãnh đạo, có nội dung, quan điểm rõ ràng đối với nội dung dự thảo văn bản QPPL.
3. Tập trung rà soát ngay các quy định pháp luật giao cho địa phương quy định chi tiết để tham mưu ban hành kịp thời, đồng thời chủ động rà soát các lĩnh vực quản lý nhà nước để tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đảm bảo quản lý hiệu quả ngành, lĩnh vực trong phạm vi được giao.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát thường xuyên nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của tỉnh kịp thời phát hiện, xử lý những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật đang gây khó khăn, vướng mắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội để xử lý kịp thời. Tham mưu, đề xuất xử lý kịp thời kết quả rà soát, kiểm tra văn bản QPPL, đặc biệt là các kết luận kiểm tra của cơ quan Trung ương đối với văn bản QPPL của tỉnh.
5. Tiếp tục rà soát, kiến nghị xử lý văn bản pháp luật của trung ương đang gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ (Nghị quyết phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc Hội khóa XIV) và Công văn số 514/TTg-PL ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội.
6. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng văn bản QPPL. Các sở, ban, ngành chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo giải quyết nhanh, dứt điểm các vấn đề còn vướng mắc trước khi trình UBND tỉnh xem xét, thông qua.
7. Giao Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản QPPL; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương, đồng thời chỉ rõ đơn vị, địa phương buông lỏng chỉ đạo, chậm trễ trong tham mưu xây dựng, xử lý văn bản QPPL báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
 Trên cơ sở nội dung, quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật, kết quả tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Đề án nâng cao chất lượng văn bản QPPL giai đoạn 2017 - 2020, tiếp tục tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng thể chế, chính sách, văn bản pháp luật phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm công tác xây dựng văn bản pháp luật, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả./.”.

Tác giả bài viết: Đàm Huân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay7,915
  • Tháng hiện tại228,946
  • Tổng lượt truy cập15,190,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây