Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh Thái Nguyên tổ chức tổng kết đề án nâng cao chất lượng văn bản QPPL tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020

Thứ năm - 15/04/2021 23:26 847 0
Sáng ngày 15/4/2021, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn –Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP tỉnh chủ trì hội nghị.
 
1
(Đồng chí Phạm Hoàng Sơn –Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết)

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Văn Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh; đồng chí Đặng Xuân Trường - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo các đơn vị: Ban Nội chính Tỉnh ủy; Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng HĐND tỉnh; Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thành viên Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh; Lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Đồng chí Phạm Văn Thọ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhấn mạnh, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch là mục tiêu lớn Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã đề ra, do đó Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 – 2020. Sau 4 năm triển khai thực hiện, đến nay Đề án hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đồng chí đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị với tinh thần cầu thị, tập trung thảo luận, đánh giá kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, để rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, đảm bảo hoạt động xây dựng văn bản QPPL của tỉnh tiếp tục là công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý điều hành của các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên.
Báo cáo tổng kết Đề án Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 – 2020 do Đồng chí Trần Việt Dũng – Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã nêu rõ: với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, cùng với chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và các cấp, các ngành, Đề án nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2020 đã được thực hiện thành công và đạt được kết quả rất tích cực:
- Kết quả thực hiện đề án đã làm thay đổi rõ nét nhận thức của các cấp, các ngành và của cán bộ công chức đối với hoạt động xây dựng văn bản QPPL; trình độ chuyên môn, năng lực phân tích, xây dựng chính sách pháp luật, năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản QPPL của cán bộ công chức ngày càng được nâng lên; cơ quan dự thảo văn bản đã đặt lợi ích chung của nhà nước của đối tượng chịu sự tác động của văn bản lên trên lợi ích ngành, lợi ích nhóm; giảm thiểu các sai sót về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo;
- Quy trình xây dựng văn bản QPPL được thực hiện nghiêm túc, “chuẩn hóa” từ bước lập đề nghị, soạn thảo, lấy ý kiến vào dự thảo, đánh giá tác động của văn bản, thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền ban hành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản QPPL ở địa phương, đặc biệt là tham gia phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản QPPL và giám sát việc thi hành pháp luật
- Công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL được ngành Tư pháp thực hiện ngày càng chất lượng hơn, bảo đảm tính độc lập, khách quan, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định, chú trọng các vấn đề về thủ tục hành chính và việc lồng ghép giới trong dự thảo, vừa mang tính tư vấn, vừa có tính phản biện và kiến nghị chỉnh sửa cụ thể, giúp cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện văn bản
- Hoạt động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt hoạt động kiểm tra theo thẩm quyền và rà soát văn bản theo ngành, lĩnh vực được đẩy mạnh; đã phát hiện nhiều văn bản quy QPPL có nội dung không phù hợp, trái pháp luật, trái thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời xử lý theo quy định (UBND tỉnh đã tự kiểm tra được 232 văn bản; kiểm tra theo thẩm quyền 1882 văn bản; rà soát 1434 lượt văn bản QPPL);
 
2
(Đ/c Vũ Thị Lệ Hằng – Giám đốc Sở Tư pháp, Thành viên Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh phát biểu tại hội nghị)

- Công tác tổ chức thi hành văn bản pháp luật được UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đặc biệt là hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành, cũng như tiếp nhận phản hồi, phản biện của xã hội trong quá trình thi hành pháp luật, từ đó có biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
- Các thiết chế xây dựng và tổ chức thi hành văn bản QPPL được quan tâm kiện toàn,
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp vị trí việc làm đảm bảo khoa học, tinh gọn trong đó có bố trí cán bộ pháp chế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ
Sau 04 năm triển khai thực hiện Đề án, toàn tỉnh đã ban hành được 298 văn bản (cấp tỉnh 232 văn bản, trong đó có 55 Nghị quyết của HĐND; cấp huyện 66 văn bản, trong đó có 19 Nghị quyết của HĐND), cùng với trên 2000 lượt văn bản QPPL được kiểm tra, rà soát đã góp phần xây dựng một hệ thống văn bản QPPL của tỉnh ngày càng hoàn thiện với trên 700 văn bản còn hiệu lực, thể chế hóa đầy đủ và kịp thời các chủ trương, chính sách, đáp ứng theo từng giai đoạn phát triển và các lĩnh vực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần rất lớn thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt mức cao, có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế; duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở mức cao (Năm 2017 xếp hạng 15; năm 2018 xếp hạng 18; năm 2019 xếp hạng 12; năm 2020 xếp hạng 11); tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương ngày càng sâu rộng.
Thảo luận, tham gia ý kiến tại hội nghị các đại biểu dự Hội nghị cơ bản đồng tình, nhất trí cao và bổ sung một số nội dung làm sáng tỏ hơn kết quả thực hiện Đề án, đồng thời chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả trong những năm tiếp theo.
3
(các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện đề án được khen thưởng)
Nhân dịp này, Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh đã công bố các Quyết định khen thưởng và trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 08 tập thể và 08 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án.
4
(các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện đề án được khen thưởng)
Phát biểu kết luận Hội nghị, Đồng chí Phạm Hoàng Sơn –Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP tỉnh đồng tình với kết quả đã đạt được và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, đồng thời biểu dương các cấp, các ngành đã không ngừng nỗ lực, cố gắng triển khai thực hiện thành công các nội dung đề án đã đề ra. Để tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, chính sách của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Đồng chí đề nghị các cấp các ngành:
- Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác xây dựng, cải cách hệ thống thể chế nói chung và hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực công tác. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Đề nghị HĐND, UBND các cấp tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản QPPL, có giải pháp sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra khi tổng kết Đề án; đồng thời xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, tạo sức bứt phá và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Quan tâm củng cố, kiện toàn các thiết chế xây dựng và tổ chức thi hành văn bản pháp luật, đặc biệt là đội ngũ trực tiếp tham mưu xây dựng chính sách và cán bộ ngành Tư pháp các cấp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xây dựng chính sách pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

 

Tác giả bài viết: Đàm Huân, Phòng XDKTVB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay11,962
  • Tháng hiện tại35,494
  • Tổng lượt truy cập15,303,434
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây