Bàn về giải pháp triển khai quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nhìn nhận từ thực tế tỉnh Thái Nguyên

Thứ ba - 29/12/2020 23:13 551 0
Sáng ngày 15/12/2020 vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80)

Tại điểm cầu Thái Nguyên, đồng chí Lê Quang Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì hội nghị, tham dự có các đồng chí Thành viên HĐPHPBGDPL tỉnh, Lãnh đạo và trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp của Sở Tư pháp, đại diện lãnh đạo 9 phòng Tư pháp trên toàn tỉnh và 11 Công chức Tư pháp-Hộ tịch các phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên

Qua hơn 15 năm thực hiện hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và 7 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 15/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo được sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai các Chỉ thị đã góp phần tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương  và địa phương, giúp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo tập trung, thống nhất, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác này.

Các văn pháp luật được triển khai kịp thời đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo  thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, được xác định cụ thể trong từng giai đoạn, từng địa bàn, gắn với nhu cầu của từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phương, đơn vị. Nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú, phù hợp, có hiệu quả được thực hiện (trong đó có một số hình thức mới như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên mạng Internet; gameshow; giao lưu trực tuyến; đối thoại…) tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, góp phần từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp cơ bản phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương, đơn vị. Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là cán bộ tham mưu về công tác này được quan tâm xây dựng. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng vẫn còn có những hạn chế nhất định đúng như đánh giá chung về công tác PBGDPL trên phạm vi toàn quốc của Ban bí thư Trung ương Đảng tại Kết luận số 80/KL/TW ngày 20/6/2020, đó là: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phong phú, đa dạng, việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Sự phối hợp giữa công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật chưa thường xuyên liên tục.

Để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là để triển khai Quyết định số 1521/QĐ- TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thiết nghĩ cần có một số hoạt động cụ thể đó là: Bộ Tư pháp cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn đối với các địa phương để tổ chức triển khai thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt là hướng dẫn về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức triển khai kế hoạch. Bên cạnh đó Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể về xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện, vì kế hoạch thực hiện Kết luận số 80 ban hành vào sau thời điểm dự toán kinh phí năm 2020 nên việc xây dựng dự toán bổ sung để tổ chức triển khai cho năm 2021 cần có sự hướng dẫn thống nhất cho các địa phương.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tổ chức triển khai được nội dung tại mục 2.2, điểm 2 Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đó là “Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp. Chú ý củng cố đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách thích hợp để sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, thực chất, hiệu quả” thì Bộ Tư phápcần sớm phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương rà soát các văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương theo hướng độc lập, chuyên trách, hoạt động linh hoạt, hiệu quả vì Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80 mới chỉ đề cập đến việc đổi mới tổ chức, hoạt động của đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp mà chưa đề cập đến đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương. Bên cạnh đó, nhìn nhận từ thực tế tỉnh Thái Nguyên và nhiều tỉnh khác cho thấy đây là nhiệm vụ rất cần thiết để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay cũng như cho các giai đoạn sau này, đây cũng chính là một trong những khó khăn lớn nhất trong nhiều năm qua đối với công tác PBGDPL vì nhiều tỉnh hiện nay trong đó có tỉnh Thái Nguyên đội ngũ công chức làm công tác tham mưu tổ chức triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước về công tác PBGDPL còn rất thiếu, ở cấp tỉnh phòng PBGDPL của Sở Tư pháp chỉ có 3 công chức và phải tổ chức triển khai cả công tác PBGDPL, công tác Hòa giải ở cơ sở và công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; ở cấp huyện hiện ở tỉnh Thái Nguyên chỉ có từ 3 đến 4 công chức, không có công chức chuyên trách về công tác PBGDPL mà phải kiêm nhiệm với nhiều công việc khác trong lĩnh vực Tư pháp; ở cấp xã chỉ có từ 1 đến 2 công chức Tư pháp Hộ tịch, trong đó bắt buộc phải có 01 công chức trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính nên cũng không thể bố trí công chức chuyên trách về công tác PBGDPL. Đối với các Sở, ban ngành công tác PBGDPL cũng không thể bố trí được chuyên trách mà chỉ là kiêm nhiệm, chính vì vậy việc triển khai công tác PBGDPL gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết là không có tính chuyên sâu trong hoạt động tham mưu tổ chức triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước về công tác PBGDPL, việc triển khai các hoạt động PBGDPL thường bị chậm tiến độ, chất lượng tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể trong công tác PBGDPL chưa cao. Bên cạnh đó, do yêu cầu về công tác luân chuyển cán bộ theo chức danh nghề nghiệp nên đội ngũ công chức Tư pháp-Hộ tịch ở cấp xã không có tính ổn định, do đó nhiều việc triển khai ở cơ sở bị cách quãng không thường xuyên liên tục nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác PBGDPL.

Đình Quang 

Nguồn tin: sotp.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay20,708
  • Tháng hiện tại463,717
  • Tổng lượt truy cập10,595,861
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây