Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

 20:46 16/05/2024

Khắc phục hậu quả là biện pháp buộc đối tượng vi phạm phải khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra. Buộc thực hiện biện pháp này được đặt ra khi chủ thể bị cưỡng chế không thực hiện khắc phục hậu quả. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực cụ thể. Ngoài việc thực hiện một cách độc lập thì biện pháp này cũng được coi là sự bổ sung nhằm khắc phục thiệt hại của hành vi vi phạm bên cạnh hình thức xử phạt chính. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người vi phạm cố tình không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
L XLVPHC   Copy

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

 02:28 25/12/2023

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên nếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà rơi vào 06 trường hợp sau đây thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính – Thực tiễn thi hành

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính – Thực tiễn thi hành

 22:55 11/12/2023

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện và xử lý kịp thời. Tùy vào hành vi vi phạm hành chính sẽ có các chế tài xử lý phù hợp như hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì không phải tất cả các quyết định xử phạt sau khi ban hành đều được người vi phạm chấp hành nghiêm túc mà phải sử dụng đến các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp: cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính – Khó khăn, vướng mắc

Thẩm quyền xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính – Khó khăn, vướng mắc

 02:40 07/12/2023

Biên bản vi phạm hành chính là loại văn bản hành chính có giá trị pháp lý quan trọng, là cơ sở xác định có hành vi vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc tiến hành xác minh tình tiết của vụ vi phạm để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Tịch thu phương tiện là tài sản chung của vợ chồng.

Tịch thu phương tiện là tài sản chung của vợ chồng.

 22:20 29/12/2022

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là một trong các hình thực xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp khi áp dụng gặp nhiều vấn đề liên quan mà người có thẩm quyền và các cơ quan tham mưu cần phải giải quyết khi ra quyết định.
Hoạt động Thừa phát lại tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau 03 năm thành lập và đi vào hoạt động

Hoạt động Thừa phát lại tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau 03 năm thành lập và đi vào hoạt động

 22:54 22/12/2022

Thừa phát lại là một lĩnh vực hoạt động còn mới mẻ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động các Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả khả quan, giúp bổ trợ tích cực cho hoạt động tư pháp, mang lại nhiều tiện ích cho người dân.
ĐẢM BẢO QUYỀN GIẢI TRÌNH TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

ĐẢM BẢO QUYỀN GIẢI TRÌNH TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 03:55 12/08/2022

Qua công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh về cơ bản được thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính vẫn còn có những thiếu xót như lập biên bản vi phạm hành chính không đảm bảo yêu cầu pháp lý dẫn đến việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị sai sót nên phải sửa đổi, bổ sung, đính chính… đặc biệt là quy định quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Thực trạng và sự cần thiết xây dựng phần mềm quản lý công chứng, chứng thực và thông tin ngăn chặn của tỉnh Thái Nguyên

Thực trạng và sự cần thiết xây dựng phần mềm quản lý công chứng, chứng thực và thông tin ngăn chặn của tỉnh Thái Nguyên

 21:25 06/06/2021

Trong những năm qua, việc giải quyết các nội dung công chứng, chứng thực của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang từng bước đi vào ổn định, nề nếp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, cụ thể như: Việc quản lý việc cấp bản sao từ sổ gốc như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực hợp đồng, giao dịch… vẫn chưa được đầy đủ và có lúc còn thiếu chính xác, cơ sở dữ liệu về hoạt động chứng thực tại các xã chưa được tập trung. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý, thống kê, tổng hợp chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chưa có phần mềm để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây