Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phân cấp, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đàm Huân
2021-09-09T22:02:51-04:00
2021-09-09T22:02:51-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/news/hoat-dong-pbgdpl-cap-tinh/uy-ban-nhan-dan-tinh-ban-hanh-phan-cap-quan-ly-cay-xanh-do-thi-tren-dia-ban-tinh-thai-nguyen-130.html
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/news/2021_09/thainguyen.jpg
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Ngày 20/8/2021 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 38/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân cấp, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quyết định được bố cục 3 chương với 21 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2021.
Ngày 20/8/2021 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 38/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân cấp, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quyết định được bố cục 3 chương với 21 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2021.
Một số nội dung đáng chú ý của quyết định trên:
Về phân cấp quản lý hệ thống cây xanh đô thị
- Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) tổ chức quản lý hệ thống cây xanh tại các đô thị thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn hành chính quản lý; xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về trồng, chăm sóc, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật. Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị thông qua hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Về trách nhiệm xây dựng hế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện lập kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị 05 năm và hằng năm trên phạm vi địa bàn quản lý, gửi về Sở Xây dựng thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.
Về danh mục cây xanh đô thị được phân loại như sau:
+ Danh mục cây xanh đô thị cần bảo tồn:
+ Danh mục cây nguy hiểm:.
+ Danh mục cây bóng mát khuyến khích trồng, hạn chế trồng, cấm trồng trong đô thị theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Về yêu cầu đối với cây trồng trong đô thị
+ Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo không thuộc danh mục cây cấm trồng theo Phụ lục của Quy định này;
+ Cây bóng mát trồng mới tại khu vực công cộng trong đô thị phải có chiều cao tối thiểu 3m và đường kính thân cây ≥ 10cm;
+ Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
việc trồng cây trên vỉa hè, dải phân cách, trong công viên, vườn hoa, quy cách các ô trồng cây phải phù hợp với quy hoạch đô thị, đảm bảo mỹ quan, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; đảm bảo vị trí trồng, chủng loại cây theo danh mục cây khuyến khích trồng theo Phụ lục của Quy định này và đảm bảo khoảng cách an toàn tới nhà và các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị theo quy định.
Về thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thuộc địa bàn hành chính quản lý. Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.
Tác giả bài viết: Đàm Huân