ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GÓP PHẦN PHÁT HUY DÂN CHỦ, TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ, ĐẢM BẢO KỶ CƯƠNG XÃ HỘI

Thứ hai - 13/09/2021 21:04 723 0
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GÓP PHẦN PHÁT HUY DÂN CHỦ, TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ, ĐẢM BẢO KỶ CƯƠNG XÃ HỘI
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong thực thi pháp luật, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống xã hội, góp phần nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật trong toàn xã hội, đảm bảo góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…một giá trị đặc thù của công tác này thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội đó chính là vai trò và khả năng kiến tạo nền tảng nhận thức pháp luật cho xã hội đến tận từng người dân bởi khả năng tạo nên ý thức từ bỏ những thói quen tự do vô kỷ luật ngay từ mỗi con người để dân hình thành và hình thành chuẩn mực hành vi sống tuân thủ theo các quy định của pháp luật ở họ, hay nói cách khác để đảm bảo phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo kỷ cương xã hội thì công việc đầu tiên là phải tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho mọi công dân có cơ sở tham gia vào việc thực hiện các quyền dân chủ và tuân thủ kỷ cương phép nước.
Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác PBGDPL, nên ngay từ những năm 2014,  Đảng bộ tỉnh đặc biệt dành sự quan tâm cho công tác này , Ban thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 19/01/2013 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối vớiđối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã xây dựng được các nguồn lực quan trọng  đảm bảo cho công tác PBGDPL như: Ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 quy định mức chi, lập dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên…Đặc biệt ngay từ năm 1998 khi chưa có Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã nhằm tang cường sự phối hợp trong hoạt động chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sau khi có Luật phổ biến, giáo dục pháp luật(2013) Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật được tiếp tục được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do 01 đồng chí Phỏ chủ tịch UBND là Chủ tịch và Lãnh đạo cơ quan Tư pháp cùng cấp làm Phó chủ tịch thường trực với  thành viên. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã xác định một nguồn lực quan trọng đảm bảo cho công tác PBGDPL đó là đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, do vậy luôn quan tâm xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ này, hiện nay toàn tỉnh có 60   Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 212 Báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 2098 Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, đây là đội ngũ trực tiếp tham mưu đồng thời trực tiếp tổ chức tuyên truyền pháp luật ở các cấp cùng với đội ngũ này toàn tỉnh còn xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở với 15.365 hòa giải viên đây cũng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho nhân dân.
Đồng chí Vũ Thị Lệ Hằng-Bí thư Đảng ủy-Giám đốc Sở Tư pháp trao giải nhất cuộc thi timg hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp năm 2020 cho thí sinh đoạt -Ảnh Đình Quang
 
Song song với việc đảm bảo các nguồn lực cho công tác PBGDPL, trong nhiều năm qua, tỉnh Thái Nguyên luôn được Bộ Tư pháp đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều cố gắng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với những thành công nhất định như đã tổ chức triển khai đầy đủ các hình thức PBGDPL theo quy định của Luật PBGDPL, nội dung PBGDPL được triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội, yêu cầu định hướng dư luật xã hội cũng như yêu cầu quản lý xã hội, quản lý Nhà nước đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng và đặc điểm của từng khu vực dân cư, số lượng các văn bản pháp luật được tuyên truyền ngày càng tang và cơ bản triển khai kịp thời các văn bản mới được ban hành, các văn bản được dư luật xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luật xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế nhất định đó là: nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số ngành, địa phương về công tác PBGDPL chưa đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này nên chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tácPBGDPL; sự phối hợp giữa các đơn vị có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Việc phổ biến pháp luật còn đơn điệu, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL còn. Đội ngũlàm công tác PBGDPL hầu hết là kiêm nhiệm chưa có nhiều thời gian cho công tác này.
Những hạn chế trong công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân nhưng có thể thấy một trong những yếu tố có tác động không nhỏ, trước tiên là những thói quen cũ trong quy tắc ứng xử của người dân,nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa  còn hạn chế do thói quen sống và làm việc theo những quy ước, chuẩn mực xã hội của cộng đồng nên việc chuyển đổi hành vi theo các quy định của pháp luật không hề dễ dàng. Bên cạnh đó tại các khu vực này do đời sống kinh tế xã hội còn khó khăn nên người dân chủ yếu ưu tiên sự quan tâm của mình cho việc đảm bảo cuộc sống và tháo gỡ khó khăn về kinh tế vì thế thiếu đi sự quan tâm đến các quy định của pháp luật, cùng với đó là những rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu nên hiểu biết về pháp luật, ý thức về quyền con người, thực hành dân chủ còn hạn chế.
 Cùng với yếu tố đó, trong nhiều năm qua các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng vấn đề tự do dân chủ, tự do để tuyên truyền chống lại Đảng và Nhà nước ta, trong đó thủ đoạn tuyên truyền bóp méo chế độ, chính sách, pháp luật là một trong những thủ đoạn phổ biến điều này cũng là những yếu tố tác động rất lớn đến việc tạo ra những khó khăn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, ảnh hưởng lớn đến việc phát huy quyền tự do dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.
Từ những thực tiễn như vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới bên cạnh việc phát huy những kết quả đã đạt được thì cần có những giải pháp khắc phục những hạn chế để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo cho công tác này góp phần tích cực trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội trên địa bàn tỉnh chúng ta có thể triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân về vai trò, vị trí đặc biệt của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với việc đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế, đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.
Thứ hai, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chú trọng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, phát huy vai trò của các thành viên và đặc biệt là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là vai trò giám sát việc thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba,Tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2012 của Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư; Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản khác có liên quan để xây dựng được các nhiệm vụ cụ thể cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới đặc biệt là giai đoạn 2022-2027.
Thứ tư, Đẩy mạnh triển khai cơ chế xã hội hóa công tác PBGDPL, trong đó quan tâm xây dựng cơ chế  thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm,Tăng cường đầu tư các nguồn lực đảm bảo cho công tác PBGDPL.Chú trọng củng cố, phát huy vai trò của người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị và nhất là ở cơ sở./.


 

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay21,225
  • Tháng hiện tại148,002
  • Tổng lượt truy cập14,406,410
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây