Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở: Tạo sự đồng thuận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Thứ hai - 09/05/2022 21:16 659 0
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ và quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ năm 2021 đến nay, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của Nhân dân, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy đảng, sự điều hành năng động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của các cấp chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và Nhân dân các dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Nổi bật như: Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,56% (cao gấp 02 lần so với trung bình cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 844 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%; giá trị xuất khẩu đạt gần 29 tỷ USD, tăng 17,9%, tiếp tục duy trì thứ hạng thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 18.000 tỷ đồng, vượt 13,46% so với dự toán; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân giảm 2,16%/năm (giảm 0,66% so với năm 2020); đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 109/137 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 79,6%); 100% xóm, bản được sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia; chương trình chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ; văn hoá, xã hội phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường. Công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộquy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ năm 2021 đến nay, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của Nhân dân, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy đảng, sự điều hành năng động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của các cấp chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và Nhân dân các dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt mục tiêu kép”, vừa bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Nổi bật như:  Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,56% (cao gấp 02 lần so với trung bình cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 844 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%; giá trị xuất khẩu đạt gần 29 tỷ USD, tăng 17,9%, tiếp tục duy trì thứ hạng thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 18.000 tỷ đồng, vượt 13,46% so với dự toán; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân giảm 2,16%/năm (giảm 0,66% so với năm 2020); đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 109/137 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 79,6%); 100% xóm, bản được sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia; chương trình chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ; văn hoá, xã hội phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường. Công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả; nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển của địa phương. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; đặc biệt là đã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận.
Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát huy chế độ dân chủ đại diện của đại biểu Hội đồng nhân dân. Kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các cơ chế, chính sách của địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Năm 2021, HĐND tỉnh khóa XIV đã ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết và giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2026”… tăng cường giám sát việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh tại địa phương. Quan tâm đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, gắn tiếp xúc cử tri với đối thoại, giải quyết các vấn đề, kiến nghị của cử tri.  Ủy ban nhân dân các cấp tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu cho chính quyền tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, phát huy dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn, thư, phản ánh, kiến nghị của công dân.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với triển khai nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, các chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đơn vị đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt các cấp; lồng ghép vào các hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông qua sinh hoạt chi bộ; tuyên truyền qua các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử, bản tin của các ngành, các địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng; qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Nhiều địa phương, đơn vị có cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền; kết hợp với các cuộc vận động, các phong trào thi đua ở cơ sở, tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến.
Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện QCDC ở cơ sở. Trong đó, Ban Chỉ đạo tỉnh và 9/9 ban chỉ đạo cấp huyện đã tham mưu cho cấp ủy ban hành quyết định kiện toàn ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch hoạt động; ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tiêu chí đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở đối với các đảng bộ trực thuộc; hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2021. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực phối hợp tuyên truyền sâu rộng tới đoàn viên, hội viên và Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, công tác an sinh, xã hội. Tính đến ngày 15/12/2021, toàn tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh được trên 86 tỷ đồng. Năm 2021, toàn tỉnh đã vận động, huy động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 131 tỷ đồng; thực hiện “Tuần cao điểm Tết vì người nghèo” năm 2021, toàn tỉnh đã huy động xã hội hóa được số tiền trên 30 tỷ đồng, năm 2022 được gần 41 tỷ đồng hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách tại các xóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; nhân rộng các mô hình, điển hình, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, mô hình thực hiện tốt công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được quan tâm gắn với triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo, sống tốt đời, đẹp đạo” và các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,an ninh, giữ vững ổn định chính trị ở địa phương.
Có thể thấy việc thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn đã tạo được sự đồng thuận của người dân trong triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương; thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa; thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tiếp tục được quan tâm, đảm bảo ổn định việc làm, đời sống của người lao động, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo sự đồng thuận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Nguồn ảnh: Internet


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Khanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay22,681
  • Tháng hiện tại511,450
  • Tổng lượt truy cập10,643,594
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây