Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Tư Pháp
Cổng thông tin Phổ biến giáo dục pháp luật
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Thái Nguyên dự Hội nghị đánh giá, đề xuất giải pháp triển khai nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luậthttps://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Thứ sáu - 16/06/2023 06:363.2520
Từ kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 cho thấy vùng DTTS vẫn là lõi nghèo của cả nước. Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của vùng DTTS, ngày 18/11/2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 đưa ra một hệ thống định hướng, giải pháp trong phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, đồng thời giúp cho các địa phương có cơ sở để lập kế hoạch chiến lược phát triển của mỗi địa phương; ngày 19/6/2020 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư và nội dung của Chương trình MTQG; đến 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030: Giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg
Đổi mới, sáng tạo, phát triển toàn diện các mặt về kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, kết nối với các vùng phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước là mục tiêu chính của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (sau đây gọi tắt là Chương trình). Để thực hiện Nội dung 3 Tiểu dự án 1 Dự án 10 thuộc Chương trình, Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn số 1420/BTP-TGPL ngày 05/5/2022 về tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng các hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để quán triệt, hướng dẫn việc thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của địa phương, từ đó có những giải pháp đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình, Cục Trợ giúp pháp lý đã tổ chức Hội nghị đánh giá, đề xuất giải pháp triển khai nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, ngày 12/06/2023.
Tham dự hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo Trung tâm TGPL, Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh: Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Hoà Bình, Thái Nguyên. Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Vũ Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thái Nguyên đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại Thái Nguyên. Tính đến tháng 5/2023. Trung tâm đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Trung tâm đã phối hợp với Phòng tư pháp, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức 07 điểm Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho gần 1.000 lượt người tham gia, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức 01 lớp tập huấn về trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS tại địa bàn xã; xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số: Trung tâm phối hợp với UBND cấp huyện (Phòng Tư pháp) thực hiện mô hình “Niềm tin trợ giúp”, Làm và lắp đặt 96 Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, trụ sở công an các huyện trên địa bàn; Trung tâm đã cung cấp mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; biên soạn và phát 28.000 tờ gấp với nội dung về luật trợ giúp pháp lý …. Tham luận đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện, những bài học kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị đề xuất để Cục Trợ giúp pháp lý có những giải pháp đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình.
Cũng tại hội nghị, Cục Trợ giúp pháp lý cũng đề nghị Trung tâm chia sẻ thêm kinh nghiệm về mô hình “Niềm tin trợ giúp” để đa dạng hoá các hình thức truyền thông phù hợp với thực tế thực hiện ở các địa phương. Thông qua những trao đổi, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc ở địa phương, Cục Trợ giúp pháp lý đã đưa ra giải đáp đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn cũng như tiếp thu ý kiến của địa phương để có những phương hướng, nhiệm vụ triển khai trong những năm tiếp theo./.
Tác giả bài viết: Khánh Phượng, Trung tâm TGPL tỉnh Thái Nguyên