Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm đóng góp ý kiến hồ sơ xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi)

Thứ năm - 14/09/2023 23:38 394 0
Ngày 14 tháng 09 năm 2023, tại Hà Nội, Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm đóng góp ý kiến hồ sơ xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi)
Chủ trì Tọa đàm do đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp với sự tham dự của các đại biểu là đại diện các Sở Tư pháp, Hiệp hi Công chứng viên Việt Nam, Học viện Tư pháp, Hội Công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng và các công chứng viên thuộc các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Về phía tỉnh Thái Nguyên tham dự Tọa đàm có ông Trần Việt Dũng – Phó Giám Sở Tư pháp; phòng BT-HCTP và Hội Công chứng viên tỉnh Thái Nguyên.
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) có bố cục gồm 10 chương, 85 Điều, được xây dựng phù hợp với 05 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) bao gồm:
1. Xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng và phạm vi thẩm quyền của công chứng viên; tiếp tục đẩy mạnh quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực theo lộ trình phù hợp;
2. Phát triển đội ngũ công chứng viên theo hướng tập trung nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu công chứng và phát triển ổn định, bền vững;
3. Phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ổn định, bền vững, phù hợp với nhu cầu công chứng của xã hội và có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước để hỗ trợ cho công chứng viên thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
4. Xây dựng quy trình công chứng khoa học, gắn với trách nhiệm của công chứng viên, tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai việc chuyển đổi số trong hoạt động công chứng theo lộ trình phù hợp’
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động công chứng
Tại buổi Tọa đàm, đại diện Sở Tư pháp, Hội Công chứng viên các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và Học viện Tư pháp đã trình bày tham luận góp ý các quy định của Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) về công chứng viên; về tổ chức hành  nghề công chứng; về quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng; về trình tự, thủ tục công chứng; về công chứng điện tử...
Bên cạnh các ý kiến tham luận, các đại biểu dự Tọa đàm còn tham gia ý kiến vào toàn văn dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), trong đó tập trung cho ý kiến vào các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau như: về khái niệm công chứng (khoản 1 Điều 2); về các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên (Điều 7); về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên (Điều 8); về đào tạo nghề công chứng (Điều 9); về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng (Điều 21); về tên gọi của Văn phòng công chứng (khoản 3 điều 21); về tạm ngừng hoạt động, thu hồi quyết định cho phép thành lập và chấm dứt hoạt động văn phòng công chứng (Điều 30 – 32); về điều kiện hành nghề, hình thức hành nghề và cấp thẻ công chứng viên (Điều 35 -37); về địa điểm công chứng (khoản 2 Điều 45); về thủ tục công chứng một số hợp đồng, giao dịch cụ thể (Điều 54 – 61); về công chứng điện tử và cơ sở dữ liệu công chứng (Điều 62 – 66); về phí, thù lao công chứng và chi phí khác (Chương VII); về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (Điều 73)...
Qua các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự tại buổi Toạ đàm, Cục Bổ Trợ Tư pháp ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp để chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật trình Bộ Tư pháp./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thùy Linh -Phó Chủ tịch thường trực Hội Công chứng viên tỉnh Thái Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay12,880
  • Tháng hiện tại36,666
  • Tổng lượt truy cập15,304,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây