ĐI TÌM LỜI GIẢI CHO VIỆC NGƯỜI DÂN ÍT YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN

Thứ hai - 17/07/2023 05:30 213 0
Điều 25, Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Luật hoá quy định này khoản 1 Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin” và điểm a khoản 1 Điều 8 Luật này quy định rõ “ Công dân có quyền: Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời”. Khoản 1 Điều 5 Luật dân chủ ở cơ sở quy định quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở “ Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật”, bên cạnh đó còn có nhiều luật khác quy định quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Vậy thực tế các quyền này được thực hiện như thế nào?
Có luật rồi nhưng dân vẫn phải “xin”, đó là nhận định của tác giả Nguyên Lê trên Tạp chí điện tử VnEconomy- Nguyễn Lê số ra ngày 27/03/2019, theo tác giả này quyền tiếp cận thông tin của công dân còn khó khăn trong việc thực hiện là do “Không dễ để tìm được tên, số điện thoại hay e-mail của người cung cấp thông tin, đầu mối chưa thống nhất, cán bộ còn e dè, người dân chưa biết hết quyền của mình”. Tác giả cũng chia sẻ ý kiến chung của nhiều người tham gia hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực thi Luật Tiếp cận thông tin, do Oxfam Việt Nam phối hợp với một số cơ quan khác tổ chức sáng 27/3/2019  tại Hà Nội đó là chưa tìm thấy các thông tin về đầu mối cung cấp thông tin, quy chế và quy trình cung cấp thông tin, danh mục thông tin bắt buộc phải công khai theo quy định của luật trên cổng thông tin điện tử và bảng niêm yết của một số cơ quan, đơn vị và khó khăn hiện nay là người dân vẫn phải tiếp cận công chức chuyên môn để xin thông tin; việc rà soát, lập danh mục thông tin được công khai, thông tin không được công khai, thông tin được tiếp cận có điều kiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai còn chậm. Cán bộ được giao làm đầu mối cung cấp thông tin của các cấp, các ngành chủ yếu kiêm nhiệm, có nơi giao cho cán bộ văn phòng thực hiện, có nơi giao cho cán bộ tiếp công dân thực hiện, có nơi giao cho công chức tư pháp cấp xã hoặc cán bộ pháp chế ngành, có nơi giao cho Thanh tra thực hiện…do đó khó đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị ngay khi luật có hiệu lực thi hành; Tâm lý e ngại của cán bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin cũng là những khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của người dân bởi, hiện chưa có quy định giải thích, hoặc xác định cụ thể về các tiêu chí, điều kiện được coi là "thông tin gây nguy hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác" hoặc thông tin nào là "cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng".  Do đó việc xác định những yếu tố cần thiết hoặc gây ảnh hưởng, nguy hại đều do cán bộ đầu mối cung cấp thông tin tự xác định căn cứ vào nhận định chủ quan của mình. Vì vậy có thể dẫn việc áp dụng không thống nhất và hạn chế quyền yêu cầu cung cấp thông tin của công dân nếu cán bộ bộ đầu không nhận thức đúng đắn về các quy định nêu trên.
          Đồng quan điểm với tác giải Nguyên Lê, Tác giả P. Thảo đặt câu hỏi “Quyền tiếp cận thông tin được mặc định, sao người dân vẫn phải đi… “xin”? đăng trên Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Bắc Kạn số ra ngày 28/03/2019 và gần đây nhất ngày 30/4/2022 trên tờ KinhtếsàigònOnline-Tạp chí điện tử của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Song Nghi đã nêu “ Quyền tiếp cận thông tin: đã có luật nhưng vẫn phải ‘đi đòi’. ”, tác giải Song Nghi đã minh chứng cho tên “tít” của bài đó là trường hợp công dân khởi kiện Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà để yêu cầu hủy văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc không cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân với lý do không thể cung cấp các thông tin cho ông Bình do “việc cung cấp Giấy chứng nhận đầu tư sân golf của Công ty Hoàn Cầu xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp”, đồng thời công dân này cũng đề nghị Toà án buộc Uỷ ban nhân dân tỉnh phải cung cấp thông tin cho công dân theo quy định pháp luật. Như vậy nguyên nhân ở đây là do chúng ta chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là "thông tin gây nguy hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác" hoặc thông tin nào là "cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng" như tác giả Nguyễn Lê đã đưa ra.
          Ngoài các nguyên nhân các tác giải nêu trên đã nêu, tiếp cận từ góc độ quản lý Nhà nước và qua nắm bắt tình hình thực tế tại một số đơn vị cấp xã tác giả bài viết này còn thấy có một tình trạng khác đó là “ Luật tiếp cận thông tin đã có nhưng người dân chưa biết”, có thể thấy dấu hiệu đầu tiên đó là ở nhiều đơn vị cấp xã và ở cả cấp huyện, cấp tỉnh yêu cầu cung cấp thông tin của người dân rất ít, thậm chí không có, lý giải về vấn đề này nhiều người cho rằng người dân không có nhu cầu cung cấp thông tin, đành là thực tế đó đúng với một số người song không thể nói số đông không có nhu cầu cung cấp thông tin mà vấn đề ở chỗ nhiều người chưa biết mình có quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin, chứ chưa nói đến việc họ có quyền yêu cầu cung cấp thông tin gì?, không được cung cấp thông tin gì? Trình tự, thủ tục ra sao?...Như vậy nguyên nhân ở đây là do công tác tuyên truyền phổ biến Luật tiếp cận thông tin đến người dân còn hạn chế.
          Tại khoản 2 Điều 35 Luật Tiếp cận thông tin quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này. ”  điểm c khoản 1 Điều 35 quy định “ Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin ” và tại khoản 5 Điều 35 cũng quy định “ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ
          Như vậy các cơ quan quản lý Nhà nước đều có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến Luật tiếp cận thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị mình hoặc đối tượng thuộc ngành quản lý và công dân về việc tiếp cận thông tin trong lĩnh vực mà ngành, đơn vị, cơ quan mình quản lý nhà nước hoặc quản lý. Thi hành quy định này có thể nhận thấy nhiều cơ quan, đơn vị địa phương đã có sự triển khai nhưng hình thức chưa thực sự phù hợp đặc biệt đối với người dân vì chủ yếu mới tuyên truyền, phổ biến thông qua hình thức đăng tải trên các Trang/Cổng thông tin điện tử, tờ rơi, sách, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị triển khai cho các đối tượng là cán bộ, công chức còn tuyên truyền trực tiếp cho người dân ở cơ sở thông qua hình thức hội nghị, họp thôn, tư vấn, trợ giúp pháp lý thì vẫn còn hạn chế, chính vì vậy mới dẫn đến người dân chưa biết, chưa hiểu các quyền và nghĩa vụ của mình về tiếp cận thông tin nên ít có yêu cầu cung cấp thông tin./.

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay25,118
  • Tháng hiện tại181,896
  • Tổng lượt truy cập13,723,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây