ĐÃ QUA THỜI LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN “VÀNG”
Đình Quang
2024-07-22T21:00:13-04:00
2024-07-22T21:00:13-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/news/hoat-dong-pbgdpl-cap-tinh/da-qua-thoi-lang-phi-tai-nguyen-vang-969.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Như chúng ta đã biết Luật đất đai năm 2013, quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được áp dụng cho đối tượng trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể theo khoản 1 Điều 54 Luật đất đai năm 2013 quy định “ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này”,
theo đó tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài Nguyên-Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai đã quy định các căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đó là quy định tại điểm b khoản 2 Điểu 3 của Thông tư này, theo đó cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp là người “ b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;” và điểm b khoản 3 Điểu 3 của Thông tư này cũng quy định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải “ b) Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;”. Chặt chẽ hơn khoản 3 Điều 191 Luật đất đai năm 2013 còn quy định “ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Đây là một trong các căn cứ dẫn đến nhiều đối tượng có nhu cầu và khả năng sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp không tiếp cận được với đất nông nghiệp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến đất nông nghiệp không được khai thác và bị bỏ hoang.
Theo Tạp chí Kinh Doanh và Công nghệ số 18 năm 2022 được đăng lại trên Tạp chí Khoa học Việt Nam đã nêu “ năm 2013, Bộ NN&PTNT chỉ đạo, yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố thống kê tình hình bỏ ruộng, trả ruộng, đồng thời tổ chức ba đoàn khảo sát ở một số tỉnh trọng điểm. Trong số 45 tỉnh có báo cáo thì 20 tỉnh có hiện tượng bỏ ruộng, 9 tỉnh có hiện tượng trả ruộng. Hiện nay, tình trạng bỏ ruộng hoang hóa đã lan ra hầu phắp các tỉnh ở miền Bắc và dần lan xuống nam Trung bộ. Xin nêu một vài ví dụ điển hình sau đây. Tỉnh Hà Nam, năm 2017, cả 2 vụ Xuân và Mùa, có hơn 100 ha ruộng bị bỏ, nhưng riêng vụ Mùa năm 2019, đã có 310 ha bị bỏ không gieo cấy. Ở huyện Lý Nhân - huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, tình trạng nông dân bỏ ruộng những năm gần đây có chiều hướng tăng: năm 2016 toàn huyện có gần 30 ha, năm 2018 và 2019 diện tích đất bỏ không gieo cấy trên 100 ha, nhiều nhất tỉnh. Tại Hà Nội, diện tích bỏ hoang năm 2019 lên đến hơn 7.900 héc-ta, trong đó có tới 95% là đất sản xuất lúa. Thanh Hóa có tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 415.000 ha, trong đó, diện tích gieo trồng lúa khoảng gần 238.000 ha, với gần 80% dân số là nông dân; năm 2017 có hơn 1.100 héc-ta, năm 2019 có 5.030 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Không ít nơi cả làng, cả xã bỏ ruộng, ngay cả khi muốn thuê người làm ruộng thì không biết thuê ai. TP HCM có 114.580 ha đất nông nghiệp, chiếm 54,68% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 66.001,8 ha, đất lâm nghiệp là 35.684,6ha, đất nuôi trồng thủy sản 10.798,5ha, đất làm muối 1.708,9 ha và 386,2 ha đất nông nghiệp khác. Hàng năm diện tích đất nông nghiệp giảm trên 500ha để phục vụ đô thị hóa. Trong đó, nhiều diện tích quy hoạch treo, bỏ hoang hóa nhiều năm liền trong khi nông dân lại không có đất sản xuất, gây lãng phí, trong khi nhu cầu đất sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã và nông dân là rất lớn. Vĩnh Phúc vụ mùa năm 2019 có hơn 1000 ha ruộng bỏ hoang, vụ Đông cũng có tới tới 6000 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Năm 2019, tỉnh Thái Bình vốn là vựa lúa của miền Bắc, được mệnh danh là quê lúa mà có tới trên 1.200 ha ruộng bị bỏ hoang. Việc bỏ hoang ruộng đất canh tác nông nghiệp không những gây ra hậu quả thiệt hại kinh tế, lãng phí tài nguyên đất, mà còn gây nhiều hậu quả tiêu cực khác, như: phát sinh nạn chuột, sâu bệnh trú ngụ ở những thửa ruộng bỏ hoang tấn công sang đất đang canh tác; khó khăn trong sử dụng máy móc làm đất, thu hoạch do đất bị chia cắt; lãng phí hoặc khó khăn trong cung cấp dịch vụ cơ bản đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như thủy lợi; v.v
Gần đây, theo Truyền hình Quốc hội số ra ngày 19/02/2003 cho biết Hà nội có tới 5000 ha đất bị bỏ hoang, Nghệ An có hơn 20.000 ha đất bị bỏ hoang, và theo Báo điện tử Đại biểu Nhân dân 08/01/2024 trên địa bàn 10 huyện của tỉnh Quảng Nam, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang là 1.756,04ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 1.221,85ha.
Như vậy đối với các đối tượng không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên như cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,,,; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì không được giao đất nông nghiệp để sản xuất. Nhìn nhận vấn đề này nhiều người đã cho rằng thực tế nhiều năm qua tiếp cận từ thực trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang cho thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau cho việc ruộng đất nông nghiệp bị bỏ hoang, nhưng có mấy nguyên nhân chính sau đây.
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vốn rất manh mún với năng suất, hiệu quả thấp, thu nhập của nông dân rất thấp. Theo Tạp chí Kinh Doanh và Công nghệ số 18 năm 2022 được đăng lại trên Tạp chí Khoa học Việt Nam “vào năm 2018, đất canh tác nông nghiệp có 11,5 triệu ha với 9-10 triệu hộ nông dân. Như vậy đất canh tác chỉ trung bình dưới 1 ha/ 1 hộ; đất thực chia cho nông dân chỉ là 0,46 ha/ 1 hộ và số thửa đất là 2,8 thửa/ 1 hộ. Vào năm 2019, tại Hà Nam, chi phí sản xuất cho 1 sào đất, bao gồm: cày bừa, giống, thuốc trừ sau, cấy, gặt, v.v., hết khoảng 800.000- 900.000 đồng. Trong khi đó, giá lúa thỉ khoảng 5.000 đồng/ 1 kg, như vậy thu nhập 1 sào chỉ khoảng trên 1 triệu đồng. Như vậy, thu nhập còn lại chỉ khoảng 200.000- 300.000 đồng thu nhập này là quá thấp để bảo đảm cuộc sống của một gia đình nông dân. Còn ở Gia Viễn - Ninh Bình, một vụ lúa với thời gian khoảng 100 ngày, một sào lúa 360 m2 được mùa thì thu được 2,5 - 3 tạ, với giá ổn định thì 1 vụ thu được 1,5 - 1,8 triệu đồng. Trừ mọi chi phí từ khâu làm đất, giống, công cấy, thu hoạch thì thu nhập đạt 350.000 - 450.000 đồng/sào. Nếu chia ra 6 tháng thì mỗi tháng chỉ thu được từ 60.000 đến gần 80.000 đồng/sào. Trong khi đó, đi làm phụ hồ thì mỗi ngày cũng kiếm được 250.000 đồng. Nếu một tháng làm 20 công thì thu nhập được 5.000.000 đồng, hơn đứt làm ruộng”,
Thứ hai, kinh tế thị trường hình thành và phát triển đã có những tác động tích cực đến nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp, việc làm, gia tăng thu nhập cho nông dân nên họ đã từ bỏ làm ruộng để đi làm ở nơi có thu nhập cao hơn.
Thứ ba, tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn rất lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún; đất thực chia cho nông dân chỉ là 0,46 ha/ 1 hộ và số thửa đất là 2,8 thửa/ 1 hộ và ngày càng ít đi nhanh do quá trình đô thị hóa; số trang trại có quy mô diện tích lớn thì còn quá ít; (Theo thông cáo báo chí thường niên của Tổng cục thống kê đến năm 2022 cả nước mới có 24.075 trang trại các loại) mô hình tổ chức hợp tác xã thì vẫn còn bị chi phối nặng nề bởi nhận thức và vận hành của mô hình hợp tác xã kiểu cũ thời bao cấp hoặc bị nhầm lẫn với doanh nghiệp. Gần 10 triệu hộ sản xuất nhỏ, siêu nhỏ vốn đã yếu kém lại cạnh tranh lẫn nhau vô cùng găy gắt, ắt dẫn đến nguy cơ bị gạt ra ngoài rìa sự phát triển, không có tương lai. (Theo Tạp chí Kinh Doanh và Công nghệ số 18 năm 2022 được đăng lại trên Tạp chí Khoa học Việt Nam)
Thứ tư, những lỗ hổng trong khung khổ pháp luật, chính sách của Nhà nước đã làm cho tình trạng sản xuất của người nông dân vốn đã khó khăn thì càng khó khăn hơn, nhất là không rõ tương lai của họ sẽ ra sao. Trước hết, khung pháp luật về đất đai, trong đó có đất canh tác nông nghiệp còn nhiều bất cập, tạo ra những sự ách tắc trên thị trường đất đai, không bảo đảm thực hiện đúng chủ trương lớn của Đảng về hình thành và phát triển thông suốt các loại thị trường, nhất là thị trường các nhân tố sản xuất, mà đất đai là nhân tố sản xuất đặc biệt quan trọng. Nông dân nói riêng và người dân nói chung chưa được quyền sở hữu tư nhân về đất đai, hoặc chưa được hưởng đầy đủ các quyền về đất đai. Đất đai chưa được giao dịch một cách thông suốt trên thị trường; không tích tụ được đất canh tác. Đầu tư phát triển của Nhà nước cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản với đa số dân và đa số lực lượng lao động nói chung chỉ bình quân ở mức thấp.... Chính sách đô thị hóa và phát triển công nghiệp với khá nhiều quy hoạch “treo” đã dẫn đến số lượng đất nông nghiệp, mà thường là đất màu mỡ bị lấy đi nhưng rồi bị bỏ hoang, trong khi nông dân mất đất thì không có đất canh tác. Nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp thì càng ảm đạm hơn( Theo Tạp chí Kinh Doanh và Công nghệ số 18 năm 2022 được đăng lại trên Tạp chí Khoa học Việt Nam) trích dẫn theo Tổng cục Thống kê “chỉ có khoảng 17% tổng số lao động nông thôn được qua đào tạo trong tổng số 48 triệu lao động, trong đó có tới 37,8 triệu lao động (chiếm hơn 68% tổng số lao động trong cả nước) sống ở khu vực nông thôn. Tình hình có thể bi đát hơn đối với các vùng có ruộng đất bỏ hoang hóa khi chỉ còn người già, trung niên và trẻ em sống và lao động nông nghiệp thì không còn lực lượng lao động trẻ để đào tạo, từ đó càng đẩy tình hình sản xuất nông nghiệp đã khó càng khó hơn”.
Từ những nguyên nhân cơ bản trên dẫn đến rất nhiều cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đã không còn “mặn mà” với đất của mình được giao và rất nhiều người đã bỏ ruộng để đi làm các công việc khác có thu nhập cao hơn, trong khi đó số đối tượng không được giao đất nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngày càng tăng, bất cập này có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong việc sử dụng đất nông nghiệp như tự ý lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, cho thuê, tặng, cho, mua bán bất hợp pháp…và đặc biệt là dẫn đến bỏ hoang gây lãng phí rất lớn giá trị của nguồn tài nguyên “vàng” này hay nói cách khác đất chưa đến được với người thực sự có năng lực và nhu cầu sử dụng.
Để giải quyết vấn đề này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để tích cực thay đổi diện mạo nông thôn, khuyến khích nông dân trở về với đồng ruộng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có thể kể đến là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là gần đây ngày 18/01/2024 Quốc Hội khóa XV đã thông qua Luật đất đai năm 2024 trong đó nhiều quy định mới được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp như:
- Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân(không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 176-tăng 5 lần so với Luật đất đai năm 2013).
- Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa(khoản 7 Điều 45 Luật đất đai năm 2024 quy định “Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế”.
Bên cạnh đó các quy định về dồn điền đổi thửa, tích tụ đất nông nghiệp của được kế thừa và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy có thể nói sau khi Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành sẽ mở ra một thời kỳ mới đầy triển vọng cho nông nghiệp nước ta phát triển, có cơ sở pháp lý quan trọng thu hút và thúc đẩy các cá nhân đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp,./
Tác giả bài viết: Đình Quang