CẦN XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI SỬ DỤNG CÔNG CỤ KÍCH ĐIỆN ĐÁNH BẮT THỦY SẢN

Thứ hai - 22/07/2024 20:53 997 0
Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài hình phạt tiền các đối tượng thực hiện các hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là: buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng.
Đó là nội dung các quy định tại Điều 28 Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Không chỉ xử lý vi phạm hành chính các hành vi trên còn thuộc nhóm các hành vi  của  Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại khoản 62 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 với hình phạt tiền thấp nhất là 50.000 đồng và cao nhất đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù với mức thấp nhất 06 tháng và cao nhất là 10 năm tùy theo hậu quả của hành vi gây ra.
         
          Trong thời gian qua với sự nỗ lực cố gắng vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên bàn tỉnh ta tình trạng sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực song thời gian gần đây nhất là kể từ đầu mùa mưa, không khó bắt gặp tình trạng người dân sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản nhất là ở các khu vực ruộng, hồ, suối, kênh thủy lợi, thậm chí ngay trên đướng phố cũng có thể bắt gặp những trường hợp đèo công cụ kích điện đi bắt thủy sản.
          Việc sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản là hành vi mang tính đánh bắt hủy diệt bởi khi kích điện không chỉ làm thủy sản chết ngay mà còn làm tổn thương toàn diện đến những thủy khác chưa chết, đặc biệt tiêu diệt khả năng sinh sản của thủy sản, khi sử dụng công cụ kích điện khả năng xung điện có thể gây thiệt hại đến các thủy sản trong vòng đường kính 2 mét của 2 cần kích điện, vì vậy hành vi này làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, trong đó gồm cả các loại thủy sản nhỏ, sinh vật phù du làm cho nguồn lợi thủy sản không có khả năng tái tạo, giảm nhanh số lượng các loài thủy sản (theo tính toán của các nhà khoa học để kích được một con cá bằng xung điện có thể sẽ tiêu diệt đén 200 con khác (tùy mật độ thủy sản tại vị trí kích) do dòng xung điện phóng ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, gây đột biến, dị biến đối với các loài thủy sản, làm thay đổi môi trường nước như thay đổi độ PH hay O2 . Nguy hiểm hơn, việc sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản còn là một cách đánh bắt không an toàn và rất nguy hiểm như giật chết người hoặc nổ bình ắc quy dẫn đến chết người.
          Vậy do đâu dẫn đến tình trạng sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản chưa được xử lý triệt để?
          Trước tiên đó là do ý thức của người dân chưa tôn trọng pháp luật đó là việc họ biết sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm cùng với đó là sự thờ ơ, bỏ mặc, thiếu trách nhiệm với cộng đồng của người dân nên có biết cũng không can ngăn, khuyên nhủ hoặc báo cho chính quyền cơ sở để xử lý, bên cạnh đó một phần cũng do các công cụ này có giá thành quá rẻ, không khó tạo ra vì chỉ cần 500.000 - 01 triệu đồng là có thể mua được.
          Một lý do nữa là hệ thống chính trị ở cơ sở (Trưởng thôn, tổ, xóm, công an viên và các đoàn thể) còn thiếu trách nhiệm vì hơn ai hết họ cùng chung sống với những người vi phạm nên không thể không biết nhà ai cónhà ai không có công cụ kích điện. Chính vì vậy nhiều Hương ước ở các thôn, xóm, tổ dân phố có đề cập đến vấn đề này nhưng không được thực hiện và cũng không thường xuyên được quán triệt lại trong các cuộc họp ở thôn, xóm, tổ dân phố.
          Thiết nghĩ với các hậu quả nguy hiểm của hành vi sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản, trong thời gian tới các cấp, các ngành cần tiếp tục vào cuộc, đặc biệt là cấp cơ sở để tránh tình trạng này có thể phát triển trở lại như trước đây. Đặc biệt cần tuyên truyền vận động Nhân dân không tàng trữ, chế tạo, mua bán, sử dụng công cụ khích điện để đánh bắt thủy sản, tăng cường vận động Nhân dân phát hiện tố giác các hành vi này và chính quyền cấp cơ sở cần kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm./.
 

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây