Hình thức xử phạt Cảnh cáo được áp dụng khi nào trong xử phạt vi phạm hành chính?

Thứ sáu - 23/06/2023 04:52 8.552 0
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi và bổ sung năm 2020) là một văn bản pháp lý quan trọng quy định những quy tắc xử sự chung trong xử phạt hành chính và các biện pháp áp dụng cụ thể. Theo đó, tại điều 21 quy định, có 05 hình thức xử phạt chính và 03 hình thức xử phạt bổ sung. Cụ thể như sau:
“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”
Có thể thấy, Cảnh cáo là hình thức xử phạt được quy định trong xử phạt hành chính và theo Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc áp dụng phạt cảnh cáo một trong các trường hợp như sau:
+ Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
+ Áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. 
Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Như vậy: Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính và được áp dụng khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; hoặc áp dụng xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay18,182
  • Tháng hiện tại545,401
  • Tổng lượt truy cập10,677,545
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây