NGƯỜI DÂN ĐƯỢC THỤ HƯỞNG NHỮNG GÌ KHI THAM GIA XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN?

Thứ hai - 17/07/2023 05:38 495 0
Ngày 08/5/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp đó để phù hợp với tình hình triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025, ngày 22/ 7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có nội dung quy định nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua gần 6 năm triển khai xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận vẫn còn có những câu hỏi “ người dân được thụ hưởng những gì khi xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật”, trong bài viết này tác giả xin chia se “cái nhìn” của mình về vấn đề này.
  Người dân được thụ hưởng  thành quả từ chương trình xây dựng nông thôn nông thôn mới, nông thôn nâng cao, nông thôn kiểu mẫu
  Điều dễ nhận thấy nhất đó là cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đó là một trong những Chỉ tiêu trong Tiêu chí “Hệ thống chính trị-Tiếp cận pháp luật” của Bộ tiêu chí nông thôn mới, do vậy  những xã về đích nông thôn mới, nông thôn nâng cao, nông thôn kiểu mẫu thì bắt buộc phải hoàn thành Chỉ tiêu này hay nói cách khác người dân sẽ được thụ hưởng những thành quả của chương trình xây dựng nông thôn nông thôn mới, nông thôn nâng cao, nông thôn kiểu mẫu khi thực hiện tốt Chỉ tiêu xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
  Người dân được đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp
  Theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg tại Tiêu chí 1 với 2 Chỉ tiêu trong đó chỉ tiêu thứ nhất yêu cầu UBND cấp xã phải Ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao” và Ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân”.  Như vậy nếu UBND xã thực hiện được chỉ tiêu này thì các văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích của tổ chức, cá nhân cư trú, sinh sống và làm việc trên địa bàn xã khi được ban hành luôn luôn đúng quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân không bị xâm hại các quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
  Người dân được tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật
Yêu cầu của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg tại Tiêu chí 2 với 6 Chỉ tiêu, theo đó UBND cấp xã phải Công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”- Chỉ tiêu1  và “Cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin” - Chỉ tiêu 2, những  yêu cầu này giúp người dân có cơ hội được thụ hưởng quyền tiếp cận các thông tin về hoạt động của chính quyền cấp xã theo quy định của Luật tiếp cận thông tin và Luật dân chủ ở cơ sở để kịp thời thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhu cầu tìm hiểu hoạt động của Chính quyền cấp xã cũng như thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền cấp xã, bên cạnh đó còn có thể tiếp cận được các thông tin”Chính xác, đầy đủ” để phục vụ cho các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia các quan hệ xã hội.
Đối với Chỉ tiêu 3, 4 của Tiêu chí này yêu cầu UBND cấp xã phải Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; Triển khai cáchình thức,  mô hình thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở”. Các Chỉ tiêu này tạo cơ hội cho người dân nhận được các thông tin về các quy định của pháp luật, giúp bản thân  có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân theo đúng quy định của pháp luật. Các chỉ tiêu 5 và 6 của Tiêu chí này quy định UBND cấp xã phải Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, thông qua việc thực hiện các chỉ tiêu này đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật sẽ được nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp cận với các chính sách, pháp luật mới để đưa các thông tin pháp luật đến người dân đảm bảo cơ hội cho người dân được tiếp cận đầy đủ các chính sách, pháp luật mới bên cạnh đó việc bảo đảm bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giúp cho người dân cơ hội thụ hưởng nhiều hơn các thông tin pháp luật, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật…
  Cuộc sống của người dân ở cơ sở sẽ được giảm bớt các tranh chấp, mâu thuẫn và tăng cường tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, phóng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, các đối tượng thuộc diện chính sách có cơ hội nhiều hơn với những chủ trương, chính sách ưu đại của Đảng và Nhà nước.
Đây là các yêu cầu của Tiêu chí 3 với 3 Chỉ tiêu đó là Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý theo đúng quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý”, nội dung của các Chỉ tiêu này sẽ đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn, xích mích ở cơ sở được giải quyết ngay từ đầu nên có thể giúp dập tắt ngay khi mới còn nhen nhóm không để cho chúng có cơ hội phát triển gay gắt, nguy hiểm hơn vì vậy cơ hội gắn kết tình làng, nghĩa xóm, tình nghĩa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình cao hơn hơn và nhanh hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp của chính quyền và như vậy người dân sẽ có cơ hội thụ hưởng cuộc sống bình yên, môi trường sống đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc, lẫn nhau, mặt khác người dân là các đối tượng chính sách còn được thụ hưởng quyền được tiếp cận các thông tin, chính sách hỗ trợ và ưu đãi từ hoạt động trợ giúp pháp lý để có thể thực hiện được các quyền lợi ích hợp pháp của mình.
  Người dân được sống trong môi trường xã hội dân chủ, được đối thoại với chính quyễn, được bàn các công việc của chính quyền, được quyết định những công việc liên quan đến việc đóng góp công, của của mình, các công việc về người đứng đầu thôn, bản, xóm lãng và các công việc do người dân tự quản, được kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà mình đã bàn và quyết định, được tham gia giám việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Những nội dung này quy định tại Tiêu chí 4 với 5 Chỉ tiêu, theo đó UBND cấp xã phải Tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo đúng quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương; Tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định trực tiếp các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;  Tổ chức để Nhân dân bàn, biểu quyết các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Tổ chức để Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn Như vậy, nếu UBND cấp xã thực hiện đúng, đủ các Chỉ tiêu của Tiêu chí này thì người dân sẽ được thụ hưởng một cuộc sống dân chủ thực sự, được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động của chính quyền, được phản biện lại các quyết sách của chính quyền cơ sở…
Người dân được chính quyền tiếp để tiếp nhận, giải quyết các ý kiến, kiến, nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính.
  Quy định này được quy định tại Chỉ tiêu 1,2 của Tiêu chí 5 đó là UBND cấp xã phải Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính…”theo đó người dân không chỉ có cơ hội được chính quyền cơ sở tiếp để tiếp nhận mà còn để giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và thủ tục hành chính.
Người dân được làm việc, tiếp xúc với bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, gương mẫu chấp hành pháp luật.
Đây là quy định tại Chỉ tiêu 3 Tiêu chí 1, theo đó yêu cầu UBND cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải “Không có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” theo đó yêu cầu trong năm đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chính quyền cấp xã phải áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo không có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người dân được sống trong môi trường an toàn, bình yên
Theo Chỉ tiêu 4, Tiêu chí 5 thì xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đảm bảo “Đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo đúng quy định pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hộitheo quy định tại Thông tư số 124/TT-BCA ngày 28/12/2021 của  Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự đó là Quý I hằng năm, Đảng ủy có nghị quyết; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có kế hoạch về bảo đảm an ninh, trật tự và đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; xây dựng, củng cố hoặc duy trì ít nhất 01 mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở hoạt động hiệu quả; Đạt các tiêu chí quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư này; Công an xã, phường, thị trấn chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất cấp ủy đảng, chính quyền các chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn; không có cá nhân vi phạm bị xử lý kỷ luật; 100% khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền hoặc được ủy quyền quản lý trên địa bàn đăng ký, trong đó có từ 70% trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

Thay cho lời kết
Diện mạo nông thôn ngày càng được đổi mới từ chất đến lượng, số người nghèo ngày càng giảm, số người có thu nhập cao ngày càng tăng, sản phẩm nông nghiệp ngày càng  tăng và đa dạng, nông nghiệp đã trở thành nguồn thu xuất khẩu quan trọng, đời sống mọi mặt của người dân nông thôn ngày càng có chất lượng hơn, đó là kết quả của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới, để có được kết quả ấy không thể phủ nhận thành quả của công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận đem lại, bởi thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới,  nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thì cũng chính là thực thi chính sách, pháp luật hay nói cách khác thì một trong các điều kiện quan trọng để xây dựng dựng nông thôn mới,  nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thì phải xây dựng được cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đó đó có thể nói người dân sẽ được thụ hưởng rất nhiều quyền, lợi ích khi tích cực tham gia xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay20,255
  • Tháng hiện tại547,474
  • Tổng lượt truy cập10,679,618
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây