TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP, BỔ TRỢ TƯ PHÁP; HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH; THI HÀNH ÁN DÂN SỰ; PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ (HỎI ĐÁP)

Thứ năm - 06/05/2021 05:15 1.057 0
Câu hỏi: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Công chức, viên chức Sở Tư pháp theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP?
Trả lời                               
1. Theo quy định tại khoản 4 Điều 82, Công chức, viên chức Sở Tư pháp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II; Mục 1 và Mục 2; Điều 48 và Điều 49; Mục 4, 5 và 6 Chương III; Chương IV; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này. Cụ thể các hành vi sau
2. Theo quy định tại khoản 10 Điều 82, Viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 12; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; điểm l và điểm m khoản 2, điểm l và điểm m khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
3. Theo quy định tại khoản 12 Điều 82, Viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 51 Nghị định này; điểm n khoản 2 và điểm n khoản 3 Điều 81 Nghị định này đối với người được trợ giúp pháp lý.
4. Theo quy định tại khoản 13 Điều 82, Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Câu hỏi: Thẩm quyền lập biên bản của Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP?
Trả lời
1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, công chức phòng Tư pháp cấp huyện được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:
- Các hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (Điều 34): Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao (Khoản 1); Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực (điểm a khoản 2).
- Các hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch (Điều 35): Hành vi tẩy xóa, sửa chữ làm sai lệch nội dung giấy tờ dp cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch; Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để được chứng thực hợp đồng, giao dịch; Hành vi mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
-  Hành vi vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch (Điều 36): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản cần dịch hoặc văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của người dịch theo quy định của pháp luật; Hành vi dịch sai để trục lợi; Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để dịch hoặc yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh (Điều 37):hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh; Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn (Điều 38): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn; Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn; Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Các hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Điều 40): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử (Điều 41): Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử; Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử; Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống; Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ (Điều 42): hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ; Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con (Điều 43): hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc nhận cha, mẹ, con.
- Các hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc (Điều 44): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
- Các hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch (Điều 45): hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch; Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin trong sổ hộ tịch; Sửa chữa làm sai lệch thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoặc phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, phương tiện điện tử của cơ sở dữ liệu hộ tịch; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký việc hộ tịch khác; Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; Đưa hối lộ để được đăng ký hộ tịch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch; Cho người khác sử dụng giấy tờ hộ tịch của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch; Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
- Các hành vi vi phạm quy định vể hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật (Điều 48): Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Hành vi lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật (Điều 49): Lợi dụng danh nghĩa tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hành vi vi phạm quy định về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường (Điều 56); Hành vi vi phạm quy định về hoàn trả (Điều 57).
- Các hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn (Điều 58); hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 59); hành vi vi phạm quy định về sinh con (Điều 60); hành vi vi phạm quy định về giám hộ (Điều 61), hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi (Điều 62).
- Các hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm m, o, q và s khoản 2 Điều 81: Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu chứng thực; Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch; Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để đăng ký việc nuôi con nuôi; Sử dụng giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả làm căn cứ để yêu cầu bồi thường; chứng minh quyền yêu cầu bồi thường; rút yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Các hành vi làm giả giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm m, o, q và s khoản 3 Điều 81: Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu chứng thực; Làm giả giấy tờ, văn bản để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch; Làm giả giấy tờ, văn bản để đăng ký việc nuôi con nuôi; Làm giả giấy tờ, văn bản, chứng cứ làm căn cứ để yêu cầu bồi thường; chứng minh quyền yêu cầu bồi thường; rút yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
Câu hỏi: Thẩm quyền lập biên bản của Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ?
Trả lời
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính sau:
- Các hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (Điều 34): Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao (Khoản 1); Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực (điểm a khoản 2).
- Các hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch (Điều 35): Hành vi tẩy xóa, sửa chữ làm sai lệch nội dung giấy tờ dp cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch; Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để được chứng thực hợp đồng, giao dịch; Hành vi mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh (Điều 37):hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh; Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn (Điều 38): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn; Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn; Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Các hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Điều 40): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử (Điều 41): Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử; Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử; Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống; Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ (Điều 42): hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung đăng ký giám hộ; Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
- Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con (Điều 43): hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con; Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc nhận cha, mẹ, con.
- Các hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc (Điều 44): Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
- Các hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch (Điều 45): hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch; Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin trong sổ hộ tịch; Sửa chữa làm sai lệch thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoặc phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, phương tiện điện tử của cơ sở dữ liệu hộ tịch; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký việc hộ tịch khác; Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; Đưa hối lộ để được đăng ký hộ tịch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch; Cho người khác sử dụng giấy tờ hộ tịch của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch; Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
- Các hành vi vi phạm quy định vể hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật (Điều 48): Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Hành vi lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật, báo cáo viên pháp luật (Điều 49): Lợi dụng danh nghĩa tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1, điểm a)
- Hành vi vi phạm quy định về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường (Điều 56); Hành vi vi phạm quy định về hoàn trả (Điều 57).
- Các hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn (Điều 58); hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 59); hành vi vi phạm quy định về sinh con (Điều 60); hành vi vi phạm quy định về giám hộ (Điều 61), hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi (Điều 62).
- Các hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm m, o, q và s khoản 2 Điều 81: Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu chứng thực; Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch; Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để đăng ký việc nuôi con nuôi; Sử dụng giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả làm căn cứ để yêu cầu bồi thường; chứng minh quyền yêu cầu bồi thường; rút yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Các hành vi làm giả giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm m, o, q và s khoản 3 Điều 81: Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu chứng thực; Làm giả giấy tờ, văn bản để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch; Làm giả giấy tờ, văn bản để đăng ký việc nuôi con nuôi; Làm giả giấy tờ, văn bản, chứng cứ làm căn cứ để yêu cầu bồi thường; chứng minh quyền yêu cầu bồi thường; rút yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Khanh, Phòng PBGDPL

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây