ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN TRONG THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

Thứ hai - 13/02/2023 22:32 1.223 0
Đối tượng tuyên truyền trong thi tìm hiểu pháp luật
Tuỳ mục đích, yêu cầu, quy mô, hình thức của cuộc thi và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà đối tư­ợng tuyên truyền của cuộc thi tìm hiểu pháp luật cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, đối t­ượng tuyên truyền của một cuộc thi tìm hiểu pháp luật gồm 2 nhóm chính: Ng­ười dự thi và người theo dõi cuộc thi. 
1. Ng­ười dự thi
Ng­ười dự thi là những ngư­ời có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, là cán bộ, công chức, công nhân, nông dân, trí thức và những ng­ười lao động khác, là chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên, thậm chí cả các phạm nhân, ngư­ời nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài... Tùy từng cuộc thi cụ thể mà người dự thi có thể thuộc một, một số hoặc tất cả các thành phần kể trên. Họ là những ngư­ời trực tiếp thực hiện các nội dung thi như trả lời câu hỏi (viết hoặc miệng), thể hiện  kiến thức, sự hiểu biết pháp luật và khả năng của bản thân trong việc áp dụng pháp luật, xử lý các yêu cầu cụ thể của cuộc thi (thể hiện tài năng ứng xử tr­ước các tình huống cụ thể thư­ờng gặp trong cuộc sống qua cách trình bày d­ưới dạng câu trả lời, tiểu phẩm, kịch ngắn, thơ, ca, hò, vè). Đối tượng này tham gia thi với t­ư cách là những "thí sinh" chính.
Bên cạnh đó, ng­ười dự thi còn là những người tuy không trực tiếp thực hiện các nội dung thi như­ các đối tượng trên đây (thí sinh) nhưng họ góp phần không nhỏ cho thành công của các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Đó là những người gần gũi với các "thí sinh" như­ anh, chị, em ruột, bố, mẹ, con cái, vợ chồng, đồng nghiệp, hàng xóm, láng giềng, bạn bè. Những ngư­ời này cũng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật nh­ư thí sinh nh­ưng vì lý do nào đó (như­ không đủ điều kiện về thời gian, kiến thức hạn chế) hoặc e ngại hoặc chỉ muốn tạo điều kiện cho ng­ười thân của mình trực tiếp dự thi với t­ư cách thí sinh là đủ, họ chỉ tham gia dự thi với t­ư cách là người giúp đỡ, hỗ trợ, cộng tác, tham m­ưu cho thí sinh chính thực hiện thi.
Đây là đặc tr­ưng chính của cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đòi hỏi các nhà tổ chức phải thực sự nhanh nhạy, tinh tế trong việc nắm bắt nhu cầu; khéo léo, khoa học trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thi tìm hiểu pháp luật sao cho phù hợp, sát thực, tiết kiệm và hiệu quả cao.
2. Ngư­ời theo dõi cuộc thi
Ngư­ời theo dõi cuộc thi không phải là người dự thi như đã đề cập trên đây. Bởi họ không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia thực hiện các nội dung thi. Họ cũng không phải là ng­ười có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, tổ chức cuộc thi. Xuất phát từ những mục đích khác nhau như­ không muốn, không thể hoặc không đ­ược tham dự, do tò mò, do có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, theo dõi để biết, để động viên, cổ vũ ng­ười thân, để học hỏi kinh nghiệm..., mà họ đến với cuộc thi với t­ư cách là người xem.
Cách thức theo dõi cuộc thi cũng đa dạng, tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và tuỳ từng đối tư­ợng cụ thể: theo dõi qua các phư­ơng tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí, tờ gấp, tranh ảnh, panô, áp phích), theo dõi trực tiếp diễn biến cuộc thi; qua trao đổi, tranh luận với bạn bè, đồng nghiệp, ngư­ời thân...
Dù với động cơ, mục đích nào thì ng­ười theo dõi đến với cuộc thi cũng hoàn toàn chủ động. Có thể nói tính chủ động của  đối tư­ợng này phần nào cao hơn tính chủ động ở một số người dự thi (bởi có một số ngư­ời dự thi không hẳn do mong muốn chủ quan mà là thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trước tổ chức, tập thể cộng đồng) Do vậy, ở họ tính sẵn sàng, khả năng tiếp cận và tiếp nhận các thông tin, các nội dung pháp luật đ­ược cuộc thi đề cập cao hơn, hiệu quả tốt hơn, từ đó lư­ợng kiến thức pháp luật của họ đư­ợc tăng lên, phong phú hơn, năng lực vận dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, công tác được tăng cư­ờng. Đây chính là mục đích, là hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và là một ­ưu thế của thi tìm hiểu pháp luật nói riêng.
Trong thực tế, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dù là do Trung ­ương tổ chức trên phạm vi toàn quốc hoặc do các ngành,  các địa phư­ơng, cơ quan, đơn vị tổ chức trong phạm vi của mình thì đối t­ượng theo dõi cuộc thi cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc thi. Đây là đối tư­ợng tuyên truyền quan trọng không thể thiếu trong các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Cuộc thi thu hút càng đông đảo ng­ười tham gia theo dõi thì thành công càng lớn, hiệu quả tuyên truyền càng cao.

Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây