CÁC CÔNG VIỆC CẦN TIẾN HÀNH KHI TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

Thứ hai - 13/02/2023 22:34 2.455 0
Các công việc cần tiến hành khi tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
Mỗi cuộc thi tìm hiểu pháp luật thư­ờng có ba giai đoạn với các công việc chính sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị
1.1. Hình thành chủ trương về cuộc thi
Thông th­ường căn cứ để hình thành chủ trư­ơng về cuộc thi là:
-  Ý nghĩa thời sự, tầm quan trọng của chủ đề pháp luật.
- Yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hình thành chủ trư­ơng về cuộc thi;
- Đối t­ượng cần ư­u tiên phổ biến, giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ;
- Tình hình thực hiện pháp luật;
Cơ quan có sáng kiến về cuộc thi cần lập Tờ trình trình lãnh đạo xin ý kiến. Sau khi đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt, Tờ trình sẽ là cơ sở tiến hành các b­ước tiếp theo để tổ chức cuộc thi.
1.2. Xây dựng  kế  hoạch tổ chức cuộc thi
Trong kế hoạch cần quy định rõ mục đích, yêu cầu, đối t­ượng, nội dung, hình thức thi; thời gian tổ chức cuộc thi; tiến độ thực hiện các công việc; Ban giám khảo, thành phần tham dự cuộc thi, kinh phí cuộc thi, cơ cấu giải thư­ởng.
Một vài gợi ý tham khảo trong xây dựng kế hoạch như sau:
- Mục đích của các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, bên cạnh mục đích riêng, đặc thù của từng cuộc thi thì mục đích chung của các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hướng tới là nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân.
Yêu cầu chung của các cuộc thi là đảm bảo tính phổ cập, thiết thực, dễ hiểu, hình thức thi sinh động, hấp dẫn, sáng tạo, không khí hào hứng, sôi nổi cuốn hút mọi người tham gia (đối với các cuộc thi trên sân khấu). Tuỳ thuộc vào tính chất cuộc thi, thời gian tổ chức và mục đích thi thì yêu cầu cuộc thi cần phải có là gắn hội thi với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động của cuộc thi nói riêng.
Nội dung thi:
+ Quy định pháp luật của lĩnh vực pháp luật là chủ đề của cuộc thi.
+ Những kiến thức phổ thông về pháp luật, trong đó chú trọng về một số các quy định pháp luật liên quan tới chủ đề của cuộc thi. Ví dụ: các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, dân sự, hôn nhân- gia đình, đất đai, hình sự, bảo vệ môi trường...
+ Những kiến thức về xã hội, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước văn hoá...
+ Nêu rõ cuộc thi gồm mấy phần thi. Đối với các cuộc thi viết, thi trắc nghiệm (trên mạng và trên sân khấu): câu hỏi có thể được chia thành 2 phần: phần lý thuyết và phần tình huống. Riêng thi tìm hiểu pháp luật tổ chức trên sân khấu, để hấp dẫn người thi và người theo dõi,  bên cạnh việc trả lời các câu hỏi lý thuyết và phần xử lý tình huống, Ban tổ chức có thể yêu cầu các thí sinh thi phần năng khiếu. Phần năng khiếu, trong kế hoạch, Ban tổ chức cần quy định rõ các thí sinh phải trình bày những tiết mục gì (có thể là đóng kịch, hát, đọc thơ, diễn tiểu phẩm...gắn với nội dung pháp luật của cuộc thi).
-         Hình thức thi: Kế hoạch nên quy định rõ một số vấn đề sau:
+ Tổ chức thi cá nhân hay tập thể;
+ Loại hình thi (sân khấu, viết, thi qua mạng...);
+ Hội thi được tổ chức vòng sơ khảo và chung khảo như thế nào? tại từng vòng thí sinh phải thi những nội dung gì? đối với thi viết, thi trên mạng có thể thí sinh phải trả lời các câu hỏi lý thuyết và tình huống; tổ chức thi trên sân khấu, các thí sinh thực hiện 3 phần thi: lý thuyết, xử lý tình huống và năng khiếu.
* Vòng sơ khảo:
+ Cách thức thi: Kế hoạch về vòng thi sơ khảo cần quy định những vấn đề sau: thí sinh bốc thăm số báo danh trước khi chính thức vào dự thi (đối với hình thức thi trên sân khấu). Về phần thi, các thí sinh thể hiện sự hiểu biết của mình bằng việc trả lời các câu hỏi trên giấy (có thể viết hoặc đánh máy). Riêng phần thi trên sân khấu, kế hoạch cần quy định cụ thể về cách thức thi như sau:
Phần thi lý thuyết và xử lý tình huống: người dự thi theo thứ tự số báo danh lên sân khấu bốc thăm câu hỏi (lý thuyết, tình huống) và trả lời trực tiếp trước Ban giám khảo;
Quy định thời gian thi lý thuyết, xử lý tình huống và năng khiếu;
Phần năng khiếu: người dự thi tự trình diễn tiểu phẩm hoặc cùng phối hợp với người khác thực hiện, hát, đọc thơ...có nội dung liên quan tới chủ đề thi.
Kết thúc vòng sơ khảo, chọn số người đạt điểm cao dự thi vòng chung khảo.
* Vòng chung khảo:
Đối với hình thức thi viết, thi trên mạng, Ban Giám khảo tiếp tục lựa chọn những bài xuất sắc trong số những bài từ vòng sơ khảo chuyển lên để chọn những bài đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích.
Kế hoạch nên quy định phần thi trên sân khấu theo cách thức như sau:
- Mỗi thí sinh (cá nhân hay tập thể) phải thực hiện mấy phần thi ? lý thuyết, xử lý tình huống và năng khiếu (đến vòng chung khảo, Ban tổ chức nên lựa chọn 2 trong 3 phần thi trên);
- Cách thức thi:
+ Phần thi xử lý tình huống, mỗi nhóm hoặc cá nhân xem một tình huống (qua băng hình hoặc tình huống được các diễn viên diễn trực tiếp trên sân khấu) chuẩn bị câu trả lời trên giấy, khi hết thời gian chuẩn bị từ 1-2 phút, lần lượt mỗi thí sinh đọc câu trả lời của mình trước Ban Giám Khảo.
+ Phần năng khiếu như vòng sơ khảo.
·        Kinh phí tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật:
Trong kế hoạch, phần I quy định về nội dung, phần II quy định về kinh phí thực hiện. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 liên Bộ Tài chính – Tư Pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quy định về mức chi, lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
5.1.3. Thành lập Ban tổ chức cuộc thi
Thành phần Ban tổ chức cuộc thi gồm đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan đến nội dung cuộc thi, đối tư­ợng dự thi hoặc đối tượng được tuyên truyền pháp luật. Ở những cuộc thi có phạm vi hẹp nh­ư tổ chức trong nội bộ một sở, ngành, đoàn thể... thì thành phần Ban tổ chức là đại diện các đơn vị hoặc các bộ phận có liên quan đến cuộc thi trong sở, ngành, đoàn thể đó.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Ban tổ chức là Quyết định tổ chức cuộc thi và Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền, trong đó quy định rõ Tr­ưởng, phó Ban tổ chức, các thành viên; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức. Thông thường Trưởng ban tổ chức là đồng chí lãnh đạo cơ quan chủ quản phát động cuộc thi.
Nhìn chung, Ban tổ chức cuộc thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi;
- Ban hành Quy chế Hội thi;
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên của các cơ quan, đoàn thể có liên quan triển khai tổ chức Hội thi;                                    
- Thành lập Ban giám khảo, bộ phận thư ký;
- Thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc thi từ giai đoạn chuẩn bị đến khi tổng kết;
Tổ thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Bộ phận giúp việc (hoặc Ban th­ư ký) cho Ban tổ chức gồm đại diện của các cơ quan tổ chức cuộc thi. Bộ phận giúp việc từ 3 đến 5 người tuỳ quy mô và tính chất cuộc thi, như­ng là những người am hiểu về nội dung hoặc có nghiệp vụ về loại hình thi. Bộ phận này có nhiệm vụ giúp Ban tổ chức thực hiện các công việc trong suốt quá trình tổ chức cuộc thi;
Duy trì, đôn đốc tiến độ triển khai, thực hiện;
Cập nhật số liệu cuộc thi, xây dựng phiếu chấm điểm; tổ chức buổi thi hoặc chấm thi tuỳ theo hình thức thi, duyệt kết quả và xếp giải;
- Tổ chức trao giải thư­ởng và tổng kết cuộc thi.
Với những cuộc thi có quy mô lớn, phạm vi rộng, cần có sự phối hợp tổ chức của nhiều Ban, ngành, đoàn thể thì kế hoạch cần phân công rõ trách nhiệm giữa các Ban, ngành là thành viên của Ban tổ chức. Với cuộc thi có quy mô, phạm vi nhỏ cũng rất cần có kế hoạch cụ thể để triển khai.
Có một số điểm cần l­ưu ý sau đây:
- Về thời gian cuộc thi đ­ược xác định, sắp xếp cho phù hợp với quy mô, phạm vi, nội dung và hình thức thi. Thời gian thi nên t­ương xứng với quy mô tổ chức và nội dung thi để những ng­ười dự thi kịp tham dự và có thời gian chuẩn bị tốt cho cuộc thi. Song cũng không vì thế mà kéo thời gian thi quá dài, sẽ làm giảm không khí sôi nổi cũng nh­ư làm mất đi tính thời sự của cuộc thi. Thời điểm tổ chức cuộc thi cũng có ý nghĩa quan trọng. Một mặt làm tăng thêm ý nghĩa cuộc thi. Mặt khác, cuộc thi góp phần tăng cường nhiệm vụ chính trị, quản lý trong địa bàn. Các mốc thời gian của cuộc thi thường dựa vào các ngày lễ lớn, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Về kinh phí cuộc thi: là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của mỗi cuộc thi. Kế hoạch cần dự toán t­ương đối chi tiết các khoản chi phí tổ chức cuộc thi trên tinh thần chi tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả. Kinh phí cuộc thi bao gồm: kinh phí do cơ quan tổ chức cuộc thi hoặc cơ quan có đối tư­ợng được tuyên truyền pháp luật chịu trách nhiệm chính. Cuộc thi có nhiều cơ quan tham gia Ban tổ chức thì các cơ quan đó cùng có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí dưới dạng quà tặng cho người đoạt giải, trao giải phụ.... Ngoài ra, cuộc thi có thể huy động tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp có lợi ích liên quan đến việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật
- Về giải thư­ởng, tuỳ theo tính chất cuộc thi, đối tư­ợng dự thi và khả năng kinh phí mà Ban tổ chức quyết định về cơ cấu giải và giá trị giải (giải đặc biệt, nhất, nhì, ba, giải khuyến khích cho tập thể, cá nhân và các giải phụ). Giải thư­ởng có thể được trao bằng tiền, hiện vật hoặc trong những điều kiện cho phép, có thể mời ng­ười đạt giải đi xem các hoạt động văn hoá, tham quan du lịch... làm sao để giải th­ưởng không chỉ có ý  nghĩa khuyến khích về vật chất mà quan trọng là động viên tinh thần ng­ười tham dự cuộc thi.
1.4. Xây dựng thể lệ cuộc thi.
Mỗi cuộc thi có thể lệ riêng tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu hình thức của cuộc thi đó. Yêu cầu chung đối với thể lệ của một cuộc thi tìm hiểu pháp luật là có tính tuyên truyền, có sức thuyết phục, thu hút đ­ược đông đảo ngư­ời tham gia thi; ngắn gọn nh­ưng vẫn đảm bảo tính chính xác về nội dung thi và các thủ tục khác trong quá trình tổ chức cuộc thi.
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu pháp luật bao gồm: đối t­ượng dự thi; các yêu cầu đối với bài dự thi, thời gian và nơi nhận bài thi (nếu là thi viết) hoặc các quy định về nội dung, cách thức thi (nếu là thi trả lời trực tiếp); thời gian tổ chức cuộc thi; giải thư­ởng; đơn vị tổ chức cuộc thi (Ban tổ chức) và những nội dung cần thiết khác.
Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng thể lệ cuộc thi:
Bên cạnh việc quy định về nội dung từng phần thi, hình thức, cách thức thi, Quy chế quy định rõ cách giải quyết đối với trường hợp các thí sinh có tổng số điểm bằng nhau. Ví dụ, đối với cuộc thi trên sân khấu, trường hợp thí sinh có tổng số điểm bằng nhau thì thí sinh nào có số điểm phần thi xử lý tình huống cao hơn sẽ được chọn vào dự thi vòng chung khảo. Trường hợp thí sinh có tổng số điểm bằng nhau, trong đó điểm phần thi xử lý tình huống cũng bằng nhau thì sẽ bốc thăm và trả lời câu hỏi phụ về xử lý tình huống, thí sinh nào có số điểm trả lời câu hỏi phụ cao hơn sẽ vào dự thi vòng chung khảo.
Một số vấn đề quan trọng cần được quy định trong Quy chế là trách nhiệm của Ban Giám khảo, nguyên tắc chấm thi và giải thưởng.
- Trách nhiệm của Ban giám khảo:
+ Xây dựng bộ câu hỏi và đáp án;
+ Xây dựng thang điểm chấm thi;
+ Tổ chức chấm thi theo Quy chế Hội thi do Ban tổ chức ban hành
- Nguyên tắc chấm thi:
+ Đối với thi viết: Thành viên Ban Giám khảo chấm điểm cho mỗi thí sinh vào một phiếu điểm, ký và ghi rõ họ tên sau đó chuyển phiếu điểm cho Tổ thư ký để tổng hợp.
Ban Giám khảo sẽ cho điểm khuyến khích về sự sáng tạo trong nội dung trả lời và hình thức thể hiện (công phu, sạch đẹp...). Quy định điểm khuyến khích tối đa cho phần thi này, thường là 2 điểm.
+ Đối với phần thi trên sân khấu: bên cạnh những nguyên tắc như phần thi viết, Quy chế cần quy định Ban Giám khảo trừ điểm đối với thi sinh thực hiện phần thi quá thời gian quy định.
+ Điểm thi: Điểm của mỗi thí sinh ở hình thức thi viết là tổng số điểm của tất cả các phần thi.
Điểm của thí sinh ở hình thức thi trên sân khấu được tính như sau:
Điểm từng phần thi của mỗi thí sinh là điểm trung bình cộng của các giám khảo trừ đi số điểm do quá thời gian quy định (nếu có).
Điểm chính thức của thí sinh ở mỗi vòng thi là tổng số điểm của các phần thi ở vòng đó.
- Giải thưởng:
Ban tổ chức Hội thi căn cứ vào kết quả chấm thi của Ban giám khảo ở Vòng chung khảo sẽ xếp giải và trao thưởng ngay sau khi kết thúc Hội thi.
Đối với hình thức thi trên sân khấu, trường hợp thí sinh có tổng số điểm bằng nhau thì thí sinh nào có số điểm thi phần xử lý tình huống cao hơn sẽ được xếp giải cao hơn. Trường hợp thí sinh có điểm các phần thi đều bằng nhau thì sẽ bốc thăm và trả lời câu hỏi phụ về xử lý tình huống, thí sinh nào có số điểm trả lời câu hỏi phụ cao hơn sẽ được xếp giải cao hơn.
Ngoài các giải chính như giải đặc biệt, nhất, nhì, ba, khuyến khích, Ban Tổ chức có thể sẽ trao một số giải thưởng khác như: giải dành cho người thi cao tuổi nhất, giải dành cho người dự thi ít tuổi nhất, giải dành cho phần xử lý tình huống hay nhất, giải dành cho phần trình diễn năng khiếu hay nhất, giải dành cho tập thể có số lượng bài thi nhiều nhất...
1.5. Xây dựng bộ câu hỏi cho cuộc thi
Dù là hình thức thi nào: thi viết, thi trả lời trực tiếp, thi trên phư­ơng tiện thông tin đại chúng... thì việc xây dựng câu hỏi cho cuộc thi đều giữ vai trò quan trọng để góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của ng­ười dự thi cũng như người theo dõi cuộc thi.
Việc đặt câu hỏi phải đạt đ­ược mục đích của cuộc thi, tức là nâng cao hiểu biết pháp luật về một lĩnh vực nào đó cho những ng­ười trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia. Câu hỏi phải phù hợp với đối t­ượng dự thi, giúp thí sinh dễ trả lời, có nội dung câu hỏi gắn với các tình huống sinh hoạt cộng đồng, tránh những câu hỏi có tính chất tổng hợp hoặc suy luận. Ngoài ra cũng cần ra câu hỏi sao cho Ban giám khảo, Ban chấm thi dễ chấm và dễ so sánh kết quả.
1.6. Thành lập Ban giám khảo (hoặc Ban chấm thi).
Ban tổ chức cuộc thi ra Quyết định thành lập Ban Giám khảo (hoặc Ban chấm thi) trong đó chỉ định Tr­ưởng Ban giám khảo (hoặc Trư­ởng Ban chấm thi). Thành viên Ban giám khảo là những ng­ười có uy tín, có nghiệp vụ và am hiểu về nội dung thi. Ban Giám khảo có nhiệm vụ tham gia xây dựng đáp án, quy chế chấm thi; chấm thi; trên cơ sở kết quả chấm, dự kiến xếp giải trình Ban tổ chức cuộc thi quyết định.
1.7. Chuẩn bị Đáp án cuộc thi và xây d­ựng Quy chế chấm thi.
Đáp án không chỉ đ­ưa ra nội dung và thang điểm chi tiết cho từng ý trong câu trả lời mà còn cần có thêm những yêu cầu, tiêu chí cụ thể về nội dung (mở rộng nội dung trả lời, có sự phân tích, so sánh hoặc ví dụ minh hoạ cho phần trả lời...) và hình thức thể hiện (phong cách trình bày mạnh lạc, dễ hiểu, lôi cuốn, gây cảm tình đối với ngư­ời theo dõi... hoặc bài dự thi làm công phu, viết rõ ràng, sạch đẹp...) để khuyến khích những đối tư­ợng dự thi hoặc những bài dự thi có chất lượng cao.
Quy chế chấm thi cần quy định rõ cách thức chấm và cho điểm để đảm bảo sự thống nhất trong đánh giá, trong chấm điểm giữa các thành viên Ban Giám khảo.
Tuy nhiên, ở những cuộc thi có thời gian tổ chức dài, thì việc thành lập Ban Giám khảo, xây dựng Đáp án và Quy chế chấm thi có thể được thực hiện đồng thời với các công việc khác ở giai đoạn tiến hành cuộc thi.
2. Giai đoạn tiến hành cuộc thi.
2.1. Phát động cuộc thi và công bố thể lệ, nội dung (hoặc câu hỏi) cuộc thi
Lễ phát động cuộc thi có các thành phần sau: lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo của các cơ quan thành viên Ban tổ chức cuộc thi, lãnh đạo các đơn vị dân c­ư, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng, thông tin cổ động... Cần gắn cuộc thi với việc phát động phong trào tìm hiểu pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong quần chúng nhân dân. Việc công bố về cuộc thi có thể đư­ợc thực hiện bằng cách đăng tải trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng; hoặc thông báo thể lệ, nội dung cuộc thi đến các tổ chức, các đơn vị có đối t­ượng thi. Việc tổ chức lễ phát động cuộc thi nên áp dụng với các cuộc thi lớn, địa bàn rộng, nội dung liên quan đến nhiều thành phần trong xã hội.
2.2. Tuyên truyền về cuộc thi.
Để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đ­ược nhiều người dự thi nhất, Ban tổ chức cuộc thi cần sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi nh­ư thông tin chi tiết về thể lệ, yêu cầu nội dung thi hoặc câu hỏi của cuộc thi; biên soạn, giới thiệu cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan đến cuộc thi; tuyên truyền miệng trực tiếp hoặc qua hệ thống loa, đài truyền thanh ở cơ sở, áp phích thông báo ở những nơi công cộng; có thể kết hợp việc tuyên truyền văn bản pháp luật gắn với phần gợi ý trả lời câu hỏi thi... Đối với những cuộc thi có quy mô lớn, cần gắn việc tuyên truyền về cuộc thi với việc vận động nhân dân chấp hành pháp luật, với các phong trào của quần chúng ở cơ sở. Có nh­ư vậy, cuộc thi mới đư­ợc nhiều ngư­ời quan tâm, chú ý theo dõi và hưởng ứng, gây được không khí hào hứng tham gia cuộc thi.
2.3. H­ướng dẫn, theo dõi,  đôn đốc việc triển khai cuộc thi
Để cuộc thi đạt kết quả tốt, trong suốt giai đoạn tiến hành cuộc thi Ban tổ chức phải theo dõi diễn biến cuộc thi, định kỳ hoặc đột xuất họp để đ­ưa ra biện pháp đôn đốc cuộc thi. Đối với những cuộc thi quy mô, đư­ợc tổ chức từ trung ­ương đến cơ sở với nhiều đối tư­ợng dự thi, Ban tổ chức còn cần quan tâm h­ướng dẫn các đơn vị cấp dư­ới tiến hành các hoạt động triển khai cuộc thi để cuộc thi đ­ược tổ chức tốt ngay từ cơ sở.
2.4. Tổ chức buổi thi hoặc chấm thi.
Đây là công việc quan trọng, là khâu chính trong giai đoạn tiến hành cuộc thi, Tuỳ hình thức cuộc thi mà công việc này được thực hiện khác nhau.
Đối với hình thức thí sinh trả lời trực tiếp, để buổi thi đạt hiệu quả tuyên truyền cao, không những cần chuẩn bị tốt về nội d­ung mà Ban tổ chức cần phải thực hiện một loạt các công việc chuẩn bị như­: làm thủ tục đăng ký danh sách người dự thi, chuẩn bị địa điểm thi, phổ biến quy chế thi.
Đối với hình thức thi viết, ng­ười dự thi gửi bài thi đến Ban tổ chức nên cần tổ chức thu nhận bài thi đúng địa điểm, thời gian, trình tự và thủ tục đã đề ra. Ngay sau khi thu nhận bài thi, để tránh nhầm lẫn, mất mát và để thuận lợi khi chấm thi, phải vào sổ, đánh số thứ tự các bài thi, lập danh sách theo dõi, trong đó ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ ngư­ời có bài thi. Bài thi nên được phân loại theo đơn vị dự thi để tiện cho việc thống kê, theo dõi và làm cơ sở cho việc xét tặng giải tập thể. Trước khi tổ chức chấm thi cũng cần phải loại các bài không hợp lệ. Thông thường các công việc này do bộ phận giúp việc cho Ban Tổ chức thực hiện.  Ở một số cuộc thi viết, bộ phận này có thể được giao nhiệm vụ chấm sơ tuyển lần 1 các bài dự trư­ớc khi chuyển cho Ban chấm thi.
Dù là hình thức thi trả lời trực tiếp hay thi viết, Ban giám khảo hoặc Ban chấm thi đều cần đ­ược quán triệt Quy chế chấm thi (phư­ơng pháp chấm và cho điểm), đáp án, thang điểm. Việc chấm thi, đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan, nghiêm túc, công bằng. Các kết quả chấm thi được lư­u lại để làm cơ sở cho việc xét giải và để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại (nếu có) phát sinh.
3. Giai đoạn  tổng kết cuộc thi.
Đây là phần việc cuối cùng của Ban tổ chức nhằm đánh giá toàn diện kết quả cuộc thi, rút kinh nghiệm về ph­ương pháp tổ chức và triển khai cuộc thi, từ đó phát huy kết quả cuộc thi trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đề ra phư­ơng hướng cho việc tổ chức các cuộc thi sau; đồng thời trao giải thư­ởng cho những người đạt giải. Để tạo được ấn tượng sâu sắc đối với các thí sinh về cuộc thi, một trong những phần việc Ban tổ chức cần lưu ý, đó là tổ chức Lễ tổng kết trao giải. Lễ tổng kết cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, hình thức và các điều kiện hỗ trợ cần thiết như hội trường, âm thanh, ánh sáng, lôgô hội thi, băng rôn, cổ động viên, người dẫn chương trình và khách mời tham gia lễ tổng kết... sao cho thể hiện được cả phần “thi” trang trọng và phần “hội” sôi nổi, hấp dẫn.
Kết quả cuộc thi cần đ­ược công bố rộng rãi, bằng nhiều hình thức như tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng; thông báo trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng; in thành tài liệu, sách... để vừa phát huy, nhân rộng kết quả cuộc thi, động viên những ng­ười dự thi, vừa khuyến khích, cổ vũ nhân dân tìm hiểu pháp luật, chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Đối với hình thức thi trả lời trực tiếp, thông th­ường kết quả cuộc thi được công bố ngay sau khi kết thúc buổi thi, do đó cùng với việc chuẩn bị tổ chức buổi thi, Ban tổ chức cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tổng kết cuộc thi và trao giải thư­ởng cho những người đạt giải ngay tại nơi diễn ra cuộc thi.
Cần l­ưu ý là các công việc phải thực hiện khi tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật đ­ược trình bày theo thứ tự trên đây chỉ mang tính chất tư­ơng đối. Tuỳ quy mô, tính chất cuộc thi, điều kiện thực tế của đơn vị tổ chức cuộc thi mà có thể nhiều công việc đ­ược tiến hành cùng lúc hoặc được thực hiện trong suốt quá trình triển khai cuộc thi. Việc sắp xếp thứ tự các công việc nh­ư trên nhằm mục đích giúp những người tổ chức thi hình dung đ­ược các công việc cần thực hiện, các bước cần tiến hành để tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây