15062414 PL 24 04 05 (1)

Giải pháp thu hút nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Thái Nguyên

 23:28 27/04/2025

Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng trong tình hình mới, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Phát triển nguồn nhân lực DTTS phải được thực hiện một cách đồng bộ từ các chính sách chung trong điều hành kinh tế vĩ mô đến chính sách khuyến khích, động viên người DTTS tự lực vươn lên, làm chủ cuộc sống, làm chủ địa bàn và vươn mình qua giới hạn bản làng.
Trong chủ trương chung đó, lĩnh vực đào tạo luật cũng cần có những định hướng, giải pháp để luật pháp có thể đến với đồng bào bằng những cánh tay nối dài của chính sách và bằng chính các hoạt động nghiệp vụ, năng lực công tác của người dân bản địa là người DTTS, hoặc biết tiếng DTTS được đào tạo chuyên ngành luật. Từ đó xác định trọng tâm của chính sách thu hút, sử dụng sinh viên, học viên là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo luật về công tác tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, tạo nguồn báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
Tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước trong thực hiện tinh gọn bộ máy và tổ chức đại hội Đảng các cấp

Tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước trong thực hiện tinh gọn bộ máy và tổ chức đại hội Đảng các cấp

 04:27 03/03/2025

Theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
L XLVPHC   Copy

Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

 04:52 17/05/2024

Trong trường hợp, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành thì có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính ; Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP cũng quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc một trong các trường hợp sau đây không tự nguyện chấp hành, bao gồm: Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Tìm hiểu vai trò và đặc trưng của hoạt động công chứng

Tìm hiểu vai trò và đặc trưng của hoạt động công chứng

 20:24 17/12/2023

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.Từ trên, ta có thể thấy những đặc trưng cơ bản của hoạt động công chứng:
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây