GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thứ năm - 09/09/2021 22:38 1.511 0
Giải pháp nào cho việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2016-2021, triển khai Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh về  Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027”  trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó bao gồm các nội dung triển khai công tác PBGDPL, TGPL cho phụ nữ.
Trong gần 5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức hàng nghìn hội nghị tuyên truyền PBGDPL cho hàng trăm nghìn đối tượng là phụ nữ về các nội dung liên quan trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, riêng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổ chức gần 20 lớp tập huấn nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng cho Chủ tịch/phó Chủ tịch Hội phụ nữ cấp cơ sở. Tổ chức biên soạn và phát hành gần 1 triệu tờ rơi, gần 400.000 sách mỏng các loại có nội dung liên quan trực tiếp đến phụ nữ; Các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Thái Nguyên, Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh đãđăng tải, phát sónghơn 200 tin, bài trên Báo Thái Nguyên và gần 40 phóng sự, gần 100 tin tuyên truyền.
          Hàng năm, thông qua các đợt tuyên truyền, trợ giúp pháp lý lưu động tại các xóm, tổ dân phố, riêng Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh đã phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện và Hội LHPN cấp huyện tư vấn pháp luật trực tiếp cho các đối tượng, thành phần khác nhau, đặc biệt là các chị em phụ nữ tại các xóm nghèo. Thông qua công tác trợ giúp pháp lý đã trợ giúp pháp lý chohàng ngìn người; thông qua hoạt động tham gia tố tụng, đại diện ngoài tồ tụng và các hình thức TGPL khác hàng trăm trường hợp,thực hiện TGPL lưu động chohàng nghìn phụ nữ ờ vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong các đợt trợ giúp pháp lý, Phòng Tư pháp cấp huyện đã phối hợp với các thành viên Hội đồng và UBND các xã, phường, thị trấn cấp phát gần 60.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật.
Để đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL cho phụ nữ nói riêng, trong 5 năm qua toàn tỉnh luôn chú trọng xây dựng đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, đến nay đã xây dựng được   60 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 212 Báo cáo viên pháp luật cấp huyệnĐội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã trên toàn tỉnh được kiện toàn với 2.098 người, hàng năm đội ngũ này đều được tập huấn nghiệp vụ và cấp phát tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền pháp luật nói chung và tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ nói riêng.
Hoiphunu
Lễ ký cam kết thực hiện quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật tại xã Hóa Trung huyện Đồng Hỷ-Ảnh sưu tầm-Nguồn: http://donghy.thainguyen.gov.vn/
Bên cạnh đó, công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL cho phụ nữ nói riêng còn được triển khai thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong 5 năm hoạt động hòa giải có Phụ nữ tham gia là: 6600 vụ việc, trong đó có 5775 vụ việc được hòa giải thành, đội ngũ hòa giải viên luôn được kiện toàn, đến nay toàn tỉnh có 3.366 tổ hòa giải cơ sở với17.224 hòa giải viên, trong đó có 12.007 hòa giải viên là phụ nữ, trong đó: TP. Thái Nguyên: 2097/3415 Hòa giải viên nữ; TP. Sông Công: 439/706; huyện Phổ Yên: 1.340/1.885; huyện Phú lương: 1.286/2.070; huyện Đại Từ; 2.083/2.945; huyện Phú Bình: 2.722/3.438; huyện Đồng Hỷ: 1.110/1.580; huyện Võ Nhai: 988/1.249; huyện Định Hóa; 2.025/2.849.
Nhìn chung, trong 5 năm qua  nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phổ biến GDPL, TGPL cho phụ nữ đó có nhiều bước chuyển biến quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", từng bước nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tiến hành nghiêm túc, kịp thời từ khâu quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương tỉnh đến công tác triển khai, tổ chức thực hiện với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với các nhóm đối tượng, góp phần tạo sự chuyển biến và hiệu quả rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Hôn nhân gia đình, dân sự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm,…Qua đó góp phần giarm tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội, giảm các mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư.
Các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng sống và kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ Hội phụ nữ cho kết quả cao về số lượng hội viên phụ nữ tham gia cũng như chất lượng tập huấn. Cán bộ Hội phụ nữ xã, phường, xóm, tổ dân phố đã và đang phát huy vai trò xung kích trong các các chương trình “5 không, 3 sạch” trong đó tích cực chủ động phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội, hòa giải những mẫu thuẫn nhỏ xảy ra trong xóm, tổ dân phố.
Nội dung các văn bản tuyên truyền GDPL và TGPL cho phụ nữ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, có chọn lọc ưu tiên cho các văn bản liên quan trực tiếp đến việc thực hiện và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của phụ nữ và trẻ em.
Các hình thức PBGDPL được triển khai phù hợp với các đối tượng ở các vùng miền của tỉnh, 7/7 nhóm hình thức PBGDPL theo quy định tại Điều 11 của Luật PBGDPL đã được triển khai đầy đủ trên phạm vi địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL và TGPL cho phụ nữ cũng còn có những tồn tại hạn chế nhất định, đó là:
- Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ, trình độ cũng như năng lực cập nhật và tự nghiên cứu pháp luật của đội ngũ cán bộ và tuyên truyền viên ở cơ sở còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ cấp cơ sở chủ yếu được thực hiện lồng ghép với các hoạt động khác do thiếu nguồn kinh phí thực hiện. Do vậy chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận thông tin, tìm hiểu pháp luật của các hội viên phụ nữ.
Đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật và cán bộ Hội làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp luôn có sự biến; kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền của một bộ phận Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đặc biệt là cấp cơ sở còn hạn chế do ít được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng.
Các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa thu hút, truyền tải cho người nghe một cách sinh động. Nội dung tuyên truyền có lúc, có nơi chưa kịp thời, sâu rộng. Các hình thức tuyên truyền chưa mang tính chất đa dạng, hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia.
Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị còn có nhận thức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ riêng của ngành Tư pháp nên chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
Để đảm bảo đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ trong thời gian tới, một số giải pháp cơ bản có thể nghiên cứu áp dụng đó là:
Thứ nhất, hàng năm, Bộ Tư pháp và Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ cần tổ chức đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên cơ sở đó tham mưu cho Chính phủ các giải pháp căn bản cho công tác này, trong đó chú trọng đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn lực về con người và kinh phí đảm bảo cho công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, tăng cường tổ chức các hội nghị tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ tổ chức triển khai tuyên truyền pháp luật và TGPL cho phụ nữ, đặc biệt là nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Thứ hai,  để đảm bảo nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm để đảm bảo cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực sự quan tâm đầu tư cho công tác tuyên truyền pháp luật và TGPL cho phụ nữ, Tỉnh ủy cần có Chỉ thị chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, trong đó cần xác định công tác PBGDPL cho phụ nữ là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và trách nhiệm trước tiên thuộc về người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
Thứ ba, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo và đặc biệt là tổ chức kiểm tra chuyên đề về công tác tuyên truyền pháp luật và TGPL cho phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời tăng cường tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ Báo cáo viên và Tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp hội phụ nữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật có kỹ năng tuyên truyền và nắm vững kiến thức pháp luật.
Thứ tư, hàng năm Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cần tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu tìm hiểu pháp luật và TGPL của phụ nữ để có thể tổ chức PBGDPL và TGPL phù hợp với nhu cầu cảu từng nhóm đối tượng về cả nội dung các văn bản và hình thức PBGDPL, TGPL qua đó nhằm hạn chế việc PBGDPL và TGPL mang tình chất áp đặt của đơn vị tổ chức, thụ động về nhu cầu của đối tượng tiếp nhận thông tin.
 

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây