Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố: Nghiên cứu, quán triệt và tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác tư pháp, nhất là Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Thông báo số 108-TB/VPTW ngày 18/11/2024 của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và của cán bộ, đảng viên, các đoàn thể các cấp về vai trò, tầm quan trọng của công tác tư pháp.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Tư pháp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể có liên quan trong công tác tư pháp; xây dựng các quy chế phối hợp, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời khắc phục những khó khăn, hạn chế; duy trì hiệu quả mối quan hệ phối hợp công tác trong và ngoài ngành Tư pháp.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên và thực hiện các nhiệm vụ: Nâng cao vai trò của Sở Tư pháp trong tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính đúng quy định pháp luật, đúng thời hạn quy định, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; Tiếp tục thực hiện xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp theo đúng tinh thần cải cách tư pháp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động hành nghề luật sư; đảm bảo công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp phải thiết thực hiệu quả, vì lợi ích cao nhất của Nhà nước và của Nhân dân; Bố trí nguồn nhân lực, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL gắn với việc nâng cao năng lực và đảm bảo các điều kiện cho người làm công tác pháp chế theo Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế…
Chi tiết tại văn bản đính kèm