ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN SỐ VỤ VIỆC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÒN THẤP

Thứ sáu - 15/07/2022 00:14 458 0
Tỉnh Thái Nguyên có số dân gần 1.500.000 người, trong 6 tháng đầu năm 2022, 2.337 tổ hòa giải với 15.842 hòa giải viên trên toàn tỉnh đã tiếp nhận và thụ lý 751, trong đó hòa giải thành 211 vụ, hòa giải không thành 371 vụ việc, số vụ việc đang giải quyết 100 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt gần 56%.
Bước vào năm 2022, thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. UBND các huyện, thành phố trong toàn tỉnh  đều đã xây dựng và tổ chức triển khai công tác hòa giải ở cơ sở trong đó chú trọng công tác rà soát, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải, 100% các đơn vị cấp huyện đã triển khai tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho ít nhất 50% hòa giải viên trong địa bàn, tổ chức in ấn và cấp phát tài liệu nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở đồng thời tăng cường, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ hòa giải ở cơ sở. Mặc dù với nhiều nỗ lực cố gắng của các cơ quan Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cở như vậy nhưng qua báo cáo của các phòng Tư pháp cho thấy số lượng vụ việc hòa giải được các tổ hòa giải thụ lý giải quyết vẫn còn rất ít ỏi, tính trung bình số vụ việc thụ lý trên số tổ hòa giải thì trong 6 tháng đầu năm mỗi tổ hòa giải thụ lý 1/3 vụ việc hay có thể hiểu rằng toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ có 751 vụ tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở?.
Tìm hiểu về vấn đề này cho thấy nguyên nhân dẫn đến số vụ việc hòa giải được các tổ hòa giải ở cơ sở thụ lý, giải quyết còn ít là do có một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, có những địa bàn thực sự không có tranh chấp, mâu thuẫn đến mức phải hòa giải ở cơ sở và nhiều vụ việc tranh chấp mâu thuẫn xuất hiện nhưng lại không còn trong phạm vi hòa giải ở cơ sở như các vụ việc có dấu hiệu phạm tội hoặc vi phạm hành chính, bên cạnh đó một số vụ việc mặc dù các cơ quan tố tụng đã đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cũng không xử lý vi phạm hành chính nhưng các cơ quan này không thông báo cho các tổ hòa giải để tiếp nhận thụ lý để hòa giải đối với phần tranh chấp dân sự(nếu có) hoặc mâu thẫn giữa các bên còn tồn tại chính vì vậy các tổ hòa giải không biết để thụ lý giải quyết.
Thứ hai, tranh chấp, mâu thuẫn trong lĩnh vực đất đai là một trong những tranh chấp, mâu thuẫn khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên do Luật đất đai và Luật Hòa giải ở cơ sở hiện hành đều quy định về thẩm quyền hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn này nên nhiều tổ hòa giải đã không thụ lý giải quyết, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến số vụ việc giải quyết tranh chấp, mâu thuân liên quan đến đất đai ở cơ sở mà UBND cấp xã phải giải quyết tăng lên đáng kể trong thời gian qua.
Thứ ba, một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến số vụ việc hòa giải còn ít vẫn là do tình trạng hòa giải viên đã tiến hành hòa giải nhưng do vụ việc nhỏ, diễn biến đơn giản, diễn ra nhanh chóng và được hòa giải thành ngay nên không lập biên bản và cũng không tổng hợp báo cáo, tình trạng này mặc dù đã được trấn chỉnh song vẫn còn tồn tại trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tập huấn nghiệp vụ cho Hòa giải viên thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ
Bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu trên thì các nguyên nhân về năng lực, trình độ,  trách nhiệm của hòa giải viên cũng vẫn còn là những vấn đề cần quan tâm để giảm số vụ việc hòa giải không được thụ lý giải quyết. giải quyết không  thành, chuyển vụ việc thuộc thẩm quyền lên cấp xã giải quyết…
Để hạn chế những tồn tại nêu trên, thiết nghĩ trong thời gian tới Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần có giải pháp cụ thể và có thể nghiên cứu xem xét một số giải pháp sau đây:
Trước tiên các đơn vị cần tiếp tục tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu cho hòa giải viên, tiếp tục biên soạn, cung cấp tài liệu nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực Dân sự, Đất đai, Hôn nhân-Gia đình… trong đó tập trung vào những kiến thức nghiệp vụ xác định phạm vi hòa giải ở cơ sở, phương pháp hòa giải, phương pháp lập biên bản hòa giải, phương pháp tiếp nhận thu thập thông tin tranh chấp, mâu thuẫn ở cơ sở. Bên cạnh đó UBND cấp huyện cần chỉ đạo UBND cấp xã có cơ chế cung cấp thông tin cho các tổ hòa giải ở cơ sở về các vụ việc đã được các cơ quan tiến hành tố tụng đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra và không bị xử lý vi phạm hành chính. Đối với các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp đất đai nếu thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở mà chưa được hòa giải ở cơ sở thì UBND cấp xã cần kiên quyết yêu cầu, hướng dẫn các bên trở về cơ sở để hòa giải trước khi cấp xã tiếp nhận giải quyết, song song với các nội dung này thì cần chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường tuyên truyền cho nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hòa giải viên, trong đó đặc biệt trú trọng việc lựa chọn, giới thiệu người làm hòa giải viên cần có sự lựa chọn cẩn trọng, chú ý lựa chọn người có tâm huyết với công tác này, những người có lương tâm, trách nhiệm với cộng đồng. Mặt khác UBND cấp xã cần có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho hòa giải viên thực hiện việc lập biên bản và nghi chép vào Sổ theo dõi công tác hòa giải đầy đủ tất cả các vụ việc đã tiến hành hòa giải và thực hiện nghiêm túc, đúng đủ công tác thống kê, báo cáo về công tác hòa giải theo quy định./.
 

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay22,529
  • Tháng hiện tại531,095
  • Tổng lượt truy cập10,663,239
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây