Hướng dẫn xác định số lợi bất hợp pháp là tiền từ năm 2023

Thứ hai - 12/12/2022 19:43 787 0
Ngày 02/11/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2022/TT-BTC về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, số lợi bất hợp pháp là số lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Điều 5  quy định số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.
Bên cạnh đó, số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được xác định dựa trên công thức sau:
 
Số tiền bất hợp pháp = Số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ x Đơn giá hàng hóa, dịch vụ - Chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ
Cụ thể:
- Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt.
- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.
- Chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ được trừ nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Thông tư 65/2022/TT-BTC còn hướng dẫn nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá; xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
 

Tác giả bài viết: Ma Thị Huyền Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay17,503
  • Tháng hiện tại456,019
  • Tổng lượt truy cập10,588,163
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây