Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Thứ ba - 05/12/2023 22:59 871 0
Ngày 28/11/2023 Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương ban hành Kế hoạch số 5106/KH-BCĐTƯ triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.
Nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được phát động với chủ đề sau: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Thời gian tổ chức: Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024.
Một số hoạt động, sự kiện chuyên đề trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 cụ thể:
1. Tăng cường, đa dạng hóa các các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức về đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người lao động, người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội; tuyên truyền, thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ TNLĐ, BNN, sự cố để phòng tránh TNLĐ, BNN, phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cộng đồng.
2. Đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động cụ thể về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa TNLĐ, BNN, phòng chống cháy nổ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện.
3. Nâng cao chất lượng các hoạt động huấn luyện về ATVSLĐ, chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; Tăng cường đối thoại, giải đáp chính sách, vướng mắc trong công tác ATVSLĐ ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp, cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành; rà soát, nhận diện, đánh giá các các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ đặc biệt là trong các nhóm ngành, nghề, công việc có nguy cơ rủi ro cao như làm việc trên cao, hàn cắt, làm việc trong không gian hạn chế, trong xây dựng, khai khoáng, trong sử dụng điện....
4. Tăng cường các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn các biện pháp ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong một số ngành, lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, làm việc trong không gian hạn chế, sử dụng diện, thiết bị áp lực, hóa chất, sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các khu vực làng nghề, cụm công nghiệp...; kiểm tra, tự kiểm tra rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, tổ, đội để phát hiện các thiếu sót, các nguy cơ mất ATVSLĐ và có các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ.
 5. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN nhằm kịp thời chia sẻ những mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; đồng thời gắn với đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về các hệ lụy do TNLĐ, BNN gây ra để cảnh báo, tuyên truyền tới cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động.
 

Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL&TDTHPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây