Viên chức Phòng công chứng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những trường hợp nào?
Dương Trà
2024-05-12T21:15:18-04:00
2024-05-12T21:15:18-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/chu-truong-chinh-sach/vien-chuc-phong-cong-chung-co-tham-quyen-lap-bien-ban-vi-pham-hanh-chinh-doi-voi-nhung-truong-hop-nao-322.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Ngày 15/07/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, tại khoản 10 Điều 82 quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính của viên chức Phòng công chứng, cụ thể:
“10. Viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 12; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 34; điểm l và điểm m khoản 2, điểm l và điểm m khoản 3 Điều 81 Nghị định này.”
Như vậy, Viên chức Phòng công chứng được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi sau:
- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
- Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
- Gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc phiên dịch.
- Dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ, văn bản cần dịch.
- Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng.
- Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo.
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch.
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng bản dịch.
- Cản trở hoạt động công chứng.
- Có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.
- Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu công chứng.
- Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu chứng thực.
- Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu công chứng.
- Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu chứng thực.
Tác giả bài viết: Dương Trà