Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
Phòng PBGDPL
2024-06-24T00:20:14-04:00
2024-06-24T00:20:14-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/chu-truong-chinh-sach/tham-quyen-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-cua-truong-doan-thanh-tra-chuyen-nganh-331.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thanh tra 2022, thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực và tại Điều 52 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu Đoàn thanh tra, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng phạm vi, nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
Và căn cứ theo Điều 11 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành như sau:
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trường hợp hết thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra mà chưa thể ra quyết định xử phạt vì lý do khách quan, thì phải chuyển vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
- Trường hợp quyết định về xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại, thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL