ĐI TÌM MÔ HÌNH ĐIỂN HÌNH VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

Thứ năm - 18/11/2021 04:32 2.806 0
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong tiêu chí An ninh trật tự-Hành chính công đối với xã nông thôn kiểu mẫu yêu cầu cần phải có “Mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả”. Thực tế triển khai tiêu chí này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua cho thấy một số đơn vị đã gặp nhiều lúng túng, có đơn vị còn nhầm lẫn và coi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại UBND cấp xã là “Mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính”.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại UBND Yên Ninh huyện Phú Lương
Theo suy nghĩ của người viết bài, trước tiên để đi tìm mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ chúng ta cần hiểu đúng nghĩa về cụm từ “điển hình” và theo từ điển tiếng Việt nếu là tính từ thì được hiểu là “có tính tiêu biểu nhất, biểu hiện tập trung và rõ nhất về bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng” và nếu là danh từ thì có ngĩa là “hình tượng nghệ thuật vừa có những nét cá biệt sinh động, vừa có tính khái quát cao, phản ánh được những nét tiêu biểu nhất của hiện thực”. Như vậy nếu áp dụng những nghĩa này cho việc xây dựng “Mô hình đin hình về cải cách thủ tục hành chính” thì mô hình đó trước tiên phải là mô hình cải cách thủ tục hành chính nhưng ở một cấp độ cao hơn, có tính tiêu biểu hay nói cách khác các thủ tục hành chính này phải đem lại nhiều lợi ích hơn, dễ thực hiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp so với những mô hình khác và không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Qua tìm hiểu ở một số tỉnh đã thấy xuất hiện nhiều mô hình mới về cải cách thủ tục hành chính đáp ứng được tính điển hình như mô hình “Ngày thứ Tư trực tuyến và Ngày không hẹn giải quyết thủ tục hành chính”(TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp “ Đăng ký hộ tịch lưu động, trả kết quả tại nhà” (thành phố Sa Đéc và huyện Châu Thành), mô hình  "Ngày không hẹn”(xã An Ngãi, huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu…các mô hình trên có tính điển hình ở chỗ trước tiên đó là rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết nhiều hơn số lượng các vụ việc, công chức giải quyết thủ tục hành chính nắm bắt đầy đủ tình hình diễn biến các sự kiện hành chính phát sinh trên địa bàn, nhiều trường hợp người dân không phải đến trụ sở UBND cấp xã để thực hiện thủ tục hành chính…
          Đối với lĩnh vực Tư pháp ở cấp xã theo quy định hiện hành thì nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch có thể áp dụng mô hình “ Đăng ký hộ tịch lưu động, trả kết quả tại nhà” như các thủ tục về đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử…hoặc áp dụng mô hình "Ngày không hẹn”…để tổ chức triển khai đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, theo đó cách thức tổ chức triển khai đối với mô hình “Ngày không hẹn” có thể áp dụng đó là xây dựng quy trình thực hiện thủ tục hành chính mới đảm bảo rút ngắn được thời gian có kết quả để trả trước thời gian ghi trong phiếu hẹn cho người dân, doanh nghiệp. Đối với mô hình “Đăng ký hộ tịch lưu động, trả kết quả tại nhà” công chức Tư pháp-Hộ tịch cần xây dựng lịch công tác đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ được giao và bố trí thời gian để triển khai đi cơ sở đăng ký hộ tịch hoặc trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp, để triển khai được cách làm này, giải pháp đặt ra là cần xây dựng được cách làm và tuyên truyền cách làm đó cho toàn thể người dân và doanh nghiệp trên địa bàn  trong đó việc công bố công khai số điện thoại hoặc hình thức liên hệ khác trên nền tảng số của công chức Tư pháp-Hộ tịch cũng cần được thực hiện để kịp thời nắm bắt thông tin về nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực Tư pháp. Bên cạnh đó, để triển khai các mô hình này, trước tiên công chức Tư pháp–Hộ tịch ở cấp xã cần xây dựng Đề án trình Ủy ban nhân dân xã xem xem quyết định phê duyệt, đề án cần nêu rõ  được những lợi ích mà người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc triển khai mô hình, các cơ sở pháp lý chứng minh tính đúng pháp luật của các thủ tục sẽ tổ chức thực hiện, trình tự thủ tục và giải pháp tổ chức triển khai. Bên cạnh đó cần xây dựng được các giải pháp đảm bảo được sự quản lý của UBND xã, đảm bảo được sự giám sát chặt chẽ của Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở nhằm hạn chế các tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện./.
 

Tác giả bài viết: Đình Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay8,637
  • Tháng hiện tại208,018
  • Tổng lượt truy cập15,169,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây