Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 8 năm 2020

Thứ sáu - 25/09/2020 10:25 1.434 0
Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 8 năm 2020 như sau:
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 8 năm 2020, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 13 Nghị định của Chính phủ và 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
2. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
3. Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác;
4. Nghị định số 92/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh;
5. Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện;
6. Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2020của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia;
7. Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
8. Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
9. Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không;
10. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung;
11. Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
12. Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế;
13. Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 21/2020/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang;
2. Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ;
3. Quyết đinh số 23/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về Quy định việc điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020;
4. Quyết định số 24/2020/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
5. Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2020.
Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Khoản 7 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 18/NQ-TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương 1 Điều quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể: (1) Bảo hiểm xã hội; (2) Trách nhiệm, mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội Việt Nam với các Bộ, Ngành, các cơ quan, tổ chức ở địa phương; (3) Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội; (4) Hiệu lực thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan,cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.
Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 26 Điều quy định chi tiết về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể: (1) Quy định chung: Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; (2) Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ; (3) Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức; (4)  Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức; (5) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời điểm, sử dụng kết quả, lưu trữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; (6) Điều khoản thi hành;
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đơn vị, cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan.
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, cụ thể: (1) Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ; (2) Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức; (3) Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
3. Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
Nghị định này thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác; Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 05 chương và 38 Điều quy định về thực hiện chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo bằng tin nhắn (SMS, MMS, USSD), thư điện tử và gọi điện thoại; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, cụ thể: (1) Những quy định chung: Đối tượng áp dụng; Giải thích thuật ngữ; (2) Các biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; (3) Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng; (4) Quy định quảng cáo qua việc gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại; (5) Hệ thống quản lí tên định danh; (6) Quy định về chế độ báo cáo; (7) Xử phạt vi phạm hành chính; (8) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo tại Việt Nam. Cụ thể như sau:(1) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet; (2) Tổ chức thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; (3) Doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ thư điện tử; (4) Người quảng cáo bằng tin nhắn, thư điện tử và gọi điện thoại; (5) Người sử dụng tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại liên quan hoạt động quảng cáo; (6) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, cụ thể: (1) bản khai tên định danh; (2) Giấy chứng nhận tên định danh; (3) Giấy ủy quyền; (4) Báo cáo định kỳ của các tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh; (5) Báo cáo định kỳ của Doanh nghiệp viễn thông được cấp tên định danh; (6) Báo cáo định kỳ về tin nhắn đối với doanh nghiệp viễn thông.
4. Nghị định số 92/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật lực lượng dự bị động viên (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định có 04 chương và 14 Điều quy định cụ thể về cải tạo, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể: (1) Quy định chung về: Nguyên tắc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện; Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở huấn luyện; (2) Cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh; (3) Trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương; (4) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; (3) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.
5 Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thư viện.
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2020.
Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện; Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; quy định của khoản 5 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật thư viện (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định có 03 chương và 33 Điều quy định chi tiết một số điều của Luật thư viện, cụ thể: (1) Thư viện công lập có vai trò quan trọng được nhà nước ưu tiên đầu tư; (2) Tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt; (3) Không gian đọc, phòng đọc cơ sở; (4) Điều kiện thành lập thư viện; (5) Trình tự, thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện; (6) Liên thông thư viện; (7) Điều khoản thi hành;
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động thư viện hoặc có liên quan đến hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 03 chương, 15 Điều quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, cụ thể: (1) Cơ chế, chính sách ưu đãi chung; (2) Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với trung tâm; (3) Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại trung tâm; (4) Tổ chức thực hiện.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các cơ sở hoạt động của Trung tâm trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Trung tâm; (3) Đối tác hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Trung tâm; (4) Các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
7. Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 8 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 11 chương, 103 Điều hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, cụ thể: (1) Quy định chung về: Đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế; Nguyên tắc chung; Tư cách hợp lệ của nhà thầu; Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; Trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của một Nước thành viên; Thông tin về đấu thầu và trách nhiệm đăng tải thông tin; Nội dung đăng tải thông tin về đấu thầu; Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu; Bảo đảm dự thầu; Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu; Chi phí trong lựa chọn nhà thầu; Biện pháp trong thời kỳ chuyển đổi; Ưu đãi đối với hàng hóa, nhà thầu trong nước; Ưu đãi đối với hàng hóa, nhà thầu nội khối khi đấu thầu quốc tế; Lưu trữ hồ sơ; Hủy thầu; (2) Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu; (3) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; (4) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; xét duyệt trúng thầu; (5) Quy trình đấu thầu rộng rãi đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ xây dựng, mua sắm hàng hóa, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn; (6) Quy trình đấu thầu rộng rãi đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn; (7) Quy trình đấu thầu rộng rãi đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ xây dựng, hỗn hợp theo phương thức hai giai đoạn; (8) Quy trình chỉ định thầu; (9) Hợp đồng; (10) Xử lý tình huống; xử lý vi phạm, giải quyết kiến nghị và tranh chấp trong đấu thầu; (11) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
Ban hành kèm theo Nghị định này 07 Phụ lục, cụ thể: (1) Ngưỡng giá gói thầu; (2) Danh sách cơ quan mua sắm cấp trung ương; (3) Danh sách các cơ quan mua sắm khác; (4) Danh mục dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn; (5) Danh mục dịch vụ xây dựng; (6) Danh mục hàng hóa; (7) Gói thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh.
8. Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2020.
Nghị định này thay thế Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 04 chương, 28 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cụ thể: (1) Quy định chung về: Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; (2) Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; (3) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; (4) Điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
9. Nghị định số 97/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 04 Điều quy định về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006, cụ thể: (1) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách tăng từ một trăm nghìn (100.000) đơn vị tính toán lên thành một trăm hai mươi tám nghìn tám trăm hai mươi mốt (128.821) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; (2) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm tăng từ bốn nghìn một trăm năm mươi (4.150) đơn vị tính toán lên thành năm nghìn ba trăm bốn mươi sáu (5.346) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; (3) Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ một nghìn (1.000) đơn vị tính toán lên thành một nghìn hai trăm tám mươi tám (1.288) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; (4) Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ mười bảy (17) đơn vị tính toán lên thành hai mươi hai (22) đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý bằng tàu bay vì mục đích thương mại, hoặc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý bằng tàu bay không vì mục đích thương mại do hãng hàng không thực hiện.
10. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
Nghị định này thay thế: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;  Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;  Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 04 chương, 91 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể: (1) Quy định chung về: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt; (2) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh; (3) Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm; (4) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác; (5) Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá; (6) Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu, bia; (7) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng; (8) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại; (9) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; (10) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (11) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử; (12) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam; (13) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại; (14) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; (15) Điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam. Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
11. Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 10 năm 2020.
Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Thương nhân phân phối khí, thương nhân là tổng đại lý, đại lý có Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực được cấp trước thời điểm Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí có hiệu lực thực hiện các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động bị xử phạt như đối với hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh mua bán khí.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 06 chương, 65 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, cụ thể: (1) Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; (2) Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí; (3) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; (4) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu; (5) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí; (6) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí; (7) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; (8) Trách nhiệm thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
12. Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 04 chương, 30 Điều quy định về kinh doanh hàng miễn thuế, cụ thể: (1) Chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế; (2) Thủ tục, công tác giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế; (3) Điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người xuất cảnh, quá cảnh, nhập cảnh; (2) Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam; (3) Thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế; (4) Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam; (5) Doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật; (6) Cơ quan hải quan, công chức hải quan; (7) Đơn vị kinh doanh cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế; (8) Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu đường bộ quốc tế, đơn vị được giao quản lý cửa khẩu đường bộ quốc tế; (9) Tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế; (10) Các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục, cụ thể: (1) Quy định vị trí dán tem “viet nam duty not paid” đối với hàng hóa kinh doanh hàng miễn thuế; (2) Các mẫu: Phiếu thông báo hàng vượt định mức của khách mua hàng miễn thuế; Phiếu giao hàng đối với khách mua hàng miễn thuế trong nội địa; Công văn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc lá; Báo cáo tình hình nhập khẩu, tồn kho và tiêu thụ thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế của...; Bảng kê lượng tiền mang vào/ra khu cách ly, khu hạn chế; Biên bản bàn giao hàng hóa miễn thuế vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; Báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế; Phiếu giao nhận hàng hóa đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay; Bảng kê lượng tiền mặt vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay; Danh sách hàng hóa đưa vào/đưa ra cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế; Bảng kê hàng hóa bán cho khách xuất cảnh; Bảng kê hàng mẫu, hàng thử, túi, bao bì nhập khẩu; Biên bản kiểm tra.
13. Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cụ thể: (1) Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Về cán bộ, công chức, viên chức; (3) Vụ thuộc Bộ; (4) Tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng, số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng; (5) Tiêu chí thành lập chi cục và tương đương, số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục; (6) Văn phòng thuộc Bộ; (7) Thanh tra thuộc Bộ; (8) Cục thuộc Bộ; (9) Tổng cục thuộc Bộ; (10) Điều khoản chuyển tiếp.
14. Quyết định số 21/2020/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
a) Hiệu lực thi hành:  Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
Bãi bỏ Quyết định số 158/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 1998 cùa Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 3 Điều quy định chi tiết cụ thể chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cụ thể: (1) Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; (2) Hoạt động và các cơ chế, chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thực hiện theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và các văn bản pháp luật có liên quan khác; (3) Điều khoản thi hành.
15. Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (có hiệu lực từ ngày 10 tháng 8 năm 2020).
 b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định ban hành nhằm thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 05 năm 2020.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 06 Điều quy định việc giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Mức giảm tiền thuê đất; (4) Hồ sơ giảm tiền thuê đất; (5) Trình tự, thủ tục giảm tiền thuê đất; (6) Tổ chức thực hiện và hiệu Iực thi hành.
Quyết định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (sau đây gọi là người thuê đất); (2) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ giảm tiền thuê đất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
16. Quyết đinh số 23/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về Quy định việc điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2020.
 b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định ban hành nhằm Quy định việc điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 03 chương, 13 Điều quy định việc điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 – 2020, cụ thể: (1) Trình tự, thủ tục điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với các dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (2) Xác định giá trị của tài sản giao nhận dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (3) Nguyên tắc xử lý và hoàn trả vốn đầu tư của dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo khi thực hiện điều chuyển; (4) Xử lý đất gắn liền với dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo được điều chuyển; (5) Chi phí cho hoạt động giao nhận; (6) Trách nhiệm của Bên giao và Bên nhận; (7) Tổ chức thực hiện.
Quyết định này áp dụng đối với: (1) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là chủ đầu tư các dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (2) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực thuộc EVN và các Công ty điện lực được các Tông công ty Điện lực ủy quyền; (3) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc điều chuyển, tiếp nhận dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo hướng dẫn tại Quyết định này.
Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục các biểu mẫu, cụ thể: (1) Biên bản giao nhận lưới điện công trình/hạng mục công trình/dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (2) Danh mục hồ sơ gốc giao nhận tài sản thuộc dự án nông thôn theo chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (3) Bảng tổng hợp khối lượng và phân tích giá trị còn lại của tài sản dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (4) Biên bản xác định cơ cấu các nguồn vốn để hoàn trả vốn theo giá trị còn lại của tài sản điều chuyển hình thành từ dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; (5) Báo cáo kết quả thực hiện điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo năm ...; (6) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện điều chuyển, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đối với dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo.
17. Quyết định số 24/2020/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2020.
 b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định ban hành nhằm bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý CITIES Việt Nam (Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: (1) Nhiệm vụ và quyền hạn (về thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan CITES Việt Nam theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); (2) Cơ cấu tổ chức (bổ sung Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và Đại diện CITES phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh).
18. Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 8 năm 2020.
 b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 02 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, cụ thể: (1) Tiêu chuẩn chức danh giáo sư; (2) Tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.
Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục cách tính điểm các công trình khoa học quy đổi và danh mục chuyên ngành, tạp chí khoa học uy tín của ngành khoa học quân sự, khoa học an ninh.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 8 năm 2020, Bộ Tư pháp xin thông báo./.

Nguồn tin: pbgdpl.moj.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay12,880
  • Tháng hiện tại37,291
  • Tổng lượt truy cập15,305,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây