16 nhiệm vụ truyền thông trọng tâm về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2021

Thứ ba - 06/04/2021 05:29 860 0
Ngày 23 tháng 3 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2021, với 16 nội dung trọng tâm cần tập trung truyền thông. Cụ thể:

1. Công tác quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, các Kết luận mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Việc nghiên cứu, xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII xem xét, ban hành và triển khai Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045…

2. Việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhất là tính dự báo của chính sách, đảm bảo tính khả thi để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống; công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp.

3. Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác sử dụng Bộ pháp điển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công tác quản lý hệ thống pháp luật của cơ quan nhà nước.

4. Việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; công tác theo dõi thi hành pháp luật nhất là các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. 3

5. Kết quả đạt được khi thực hiện việc thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; kết quả triển khai thực hiện Kết luận số 80- KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL… Công tác phổ biến các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, trình tự, thủ tục, kỹ năng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ; các văn bản pháp luật mới được ban hành, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, xuất phát từ nhu cầu của người dân; việc phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trước, trong và sau thời điểm diễn ra kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực này.

6. Thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các giải pháp để cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (B1), chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) và chỉ số Giải quyết phá sản doanh nghiệp (A10); nâng xếp hạng chỉ số Cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo.

7. Việc tổ chức triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế sau khi được ban hành; kết quả thực hiện các chỉ tiêu Thi hành án dân sự được Quốc hội giao năm 2021.

8. Định hướng xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Công chứng năm 2014; công tác triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Kết quả triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2025 và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ trợ giúp pháp lý và năng lực cho đội ngũ thực hiện TGPL để góp phần bảo đảm an sinh xã hội… Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

9. Công tác thẩm định các dự thảo điều ước quốc tế; việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị và các khuyến nghị của Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc; việc thực hiện nhiệm vụ chủ trì, đại diện pháp lý cho 4 Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và thực thi các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự mà Việt Nam là thành viên. Việc thực hiện các giải pháp phù hợp để triển khai các thỏa thuận, chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đã ký với các đối tác quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; kết quả thực hiện công tác quản lý các chương trình, dự án, phi dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, công tác thông tin đối ngoại, xây dựng hình ảnh và uy tín của Bộ, ngành với các đối tác quốc tế.

10. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ ngành Tư pháp; việc tiếp thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm đào tạo các chức danh Tư pháp; công tác tuyển sinh, đào tạo tại các Trường Cao đẳng Luật.

11. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành, trong đó chú trọng triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp Phiên bản 2.0; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2021 -2025 và năm 2021; Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

12. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong Bộ, ngành Tư pháp; công tác tham mưu, phối hợp tham mưu cho các cấp, các ngành về khía cạnh pháp lý trong các quyết sách, chỉ đạo phòng chống dịch, thực hiện “mục tiêu kép”.

13. Những cải tiến về nội dung và hình thức của các ấn phẩm báo chí, xuất bản đảm bảo bám sát các sự kiện chính trị - pháp lý của đất nước, các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc, đưa công tác phát hành sách, báo, tạp chí pháp luật ngày càng phát triển bền vững.

14. Các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày tái lập Bộ Tư pháp và ngày thành lập một số đơn vị thuộc Bộ (chẵn năm).

15. Kết quả thực hiện việc đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với cải cách tư pháp góp phần xây dựng nền hành chính ngày càng minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

16. Những vấn đề khác được dư luận quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.

Trong nội Kế hoạch cũng xác định 6 giải pháp thực hiện và phân công, chỉ rõ trách nhiệm của từng đơn vị. Trong đó, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, có trách nhiệm tổ chức truyền thông trong phạm vi, lĩnh vực do đơn vị quản lý và triển khai các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Khanh, Phòng PBGDPL- TDTHPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây