Giải pháp triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thứ hai - 20/11/2023 05:00 2.009 0
Ngày 16/11/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 196/KH-UBND về triểm khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhằm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khắc phục nhũng tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực
Tăng cường công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình trong quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, đình chỉ, gia hạn, bãi bỏ, tổ chức thực hiện các quyết định hành chính. Khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý chính sách pháp luật.
Cụ thể hóa quy định về trách nhiệm thủ trưởng các cấp, các ngành, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực  tại địa phương.
2. Kiện toàn bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
Thực hiện tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xugn đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức có chế độ hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm đối với những người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, viên chức
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tích cực hưởng ứng và vận hành có hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.
3. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
Thực hiện có hiệu quả trong kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy trình, nghiệp vụ của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Thực hiện chuyển đổi số và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
4. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đổi mới, nâng cao hiêu quả các phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, báo chí trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng, thực hiện văn hóa liêm chính trong kinh doanh.
5. Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng.
 

Tác giả bài viết: Phòng PBGDPL&TDTHPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây