Chủ động tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế

Thứ hai - 14/04/2025 00:31 34 0
Đó là tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025, diễn ra vào ngày 13/4 vừa qua.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh trình bày báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). (Ảnh: TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh trình bày báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). (Ảnh: TTXVN)
Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, không để thể chế trở thành điểm nghẽn, điểm ách tắc do chính con người; phải kiên quyết xóa bỏ quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà gây phiền phức cho người dân, doanh nghiệp. Cần quán triệt phương châm làm việc với quyết tâm cao để tháo gỡ các điểm nghẽn, từ đó cởi trói cho chính mình, giảm phiền hà ách tắc trong quản lý, đảm bảo pháp luật phải thông thoáng để cùng với hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh thúc đẩy đất nước phát triển.
Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4 là hoạt động phục vụ cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tới đây. Dự kiến Kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua 35 dự án luật, nghị quyết – được coi là Kỳ họp nhiều nội dung nhất từ trước tới nay.
Theo chương trình, phiên họp đã xem xét, cho ý kiến xây dựng: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Kết thúc Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với quan điểm đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển, đem lại lợi ích và giá trị cao, từ đầu nhiệm kỳ, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; trong đó, đặc biệt quan tâm nội dung giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, tránh tập trung quá nhiều công việc lên Trung ương mà phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của địa phương. Nhờ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng đi vào nền nếp, chuyên nghiệp, đổi mới, khoa học, thực chất, hiệu quả hơn theo hướng giảm thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, gắn với thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát./.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Minh Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây