Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Thái Nguyên về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồn học sinh trong giáo dục phổ thông
Phòng PB&TDTHPL
2024-03-27T06:22:47-04:00
2024-03-27T06:22:47-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/news/hoat-dong-pbgdpl-cap-tinh/chuong-trinh-hanh-dong-cua-tinh-uy-thai-nguyen-ve-cong-tac-pho-cap-giao-duc-giao-duc-bat-buoc-xoa-mu-chu-cho-nguoi-lon-va-day-manh-phan-luon-hoc-sinh-trong-giao-duc-pho-thong-846.html
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/news/2024_03/128585_dsc_0241.jpg
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 05/01/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 29-CT/TW), ngày 13/3/2024 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên xây dựng Chương trình hành động số 55-CTr/TU.
Chương trình hành động hướng tới mục tiêu tổng quát: Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên.
Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được của Chương trình có thể kể đến như: Phấn đấu đến năm 2025, huy động từ 96,0% trở lên trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào học mẫu giáo; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; huy động 99,9% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%, duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở cấp trung học cơ sở dưới 0,8%; phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2; Phấn đấu đến năm 2030, huy động từ 97,5% trở lên trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào học mẫu giáo; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tiếp tục duy trì huy động 99,9% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,45%, duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở cấp trung học cơ sở dưới 0,7%; phấn đấu có ít nhất 35% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, duy trì và nâng cao chất lượng xóa mù chữ mức độ 2.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra những nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu, bao gồm:
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mục tiêu xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định của pháp luật, tạo sự đồng bộ, liên thông, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh sau trung học đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, tiếp cận dần chuẩn các nước tiên tiến.
- Nâng cao vai trò chủ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường nguồn lực, bảo đảm ngân sách để hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, ưu tiên phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm.
Tác giả bài viết: Phòng PB&TDTHPL