Bộ Tư pháp hướng dẫn lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013
Lê Thị Minh Hiếu
2025-05-13T07:05:16-04:00
2025-05-13T07:05:16-04:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/news/hoat-dong-pbgdpl-cap-tinh/bo-tu-phap-huong-dan-lay-y-kien-sua-doi-hien-phap-2013-1301.html
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/news/2025_05/hien-phap.png
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Bên cạnh việc đề nghị các cơ quan, Bộ, địa phương ban hành sớm ngay Kế hoạch, hoặc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để kịp thời triển khai và xác định rõ tiến độ của cơ quan, Bộ, ngành, địa phương mình cho phù hợp. Ví dụ đối với địa phương: nên đặt ra các mốc thời gian hoàn thành lấy ý kiến cho các xã, rồi đến huyện, rồi đến tỉnh, để cộng dồn số liệu từ xã trước, rồi đến huyện, rồi đến tỉnh; đồng thời bảo đảm UBND tỉnh hoàn thành báo cáo gửi Bộ Tư pháp trước ngày 30/5/2025.
Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể như sau:
- Tuyên truyền, vận động để các tầng lớp nhân dân (bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, địa phương mình) tham gia góp ý trực tiếp: trên ứng dụng VNeID, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan nêu tại Mục 3 Kế hoạch 05/UBDTSĐBSHP.
- Lưu ý khi tổng hợp số liệu:
- Không đếm ý kiến phát biểu tại cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
- Không đếm ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, bộ, ngành, địa phương. Ví dụ: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính tổ chức hội nghị lấy ý kiến tại đơn vị, nhưng không đếm số lượng ý kiến của các công chức thuộc Vụ.
Nếu các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động muốn góp ý bằng văn bản thì cơ quan, đơn vị hướng dẫn các cá nhân cán bộ, công chức, viên chức gửi văn bản góp ý về cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến nêu tại Mục III Kế hoạch 05/UBDTSĐBSHP (cơ quan nào nhận được văn bản góp ý của cá nhân thì phải tổng hợp ý kiến của cá nhân đó).
-
- Số liệu cộng dồn từ dưới lên: Ví dụ UBND cấp xã tổng hợp số liệu từ các thôn, tổ dân phố, HĐND xã, tổ chức đảng ở xã…; UBND cấp huyện cộng số liệu của các xã trong huyện và số liệu của các tổ chức, đơn vị thuộc UBND cấp huyện; sau đó UBND cấp tỉnh cộng số liệu từ các huyện trong tỉnh và các tổ chức, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
- UBND tỉnh tổng hợp ý kiến từ HĐND, ban đảng ở địa phương...
+ Không tổng hợp ý kiến từ Mặt trận Tổ quốc, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan ngành dọc của Trung ương đặt tại địa phương
+ Không tổng hợp ý kiến Nhân dân góp ý trên VNeID (đây là nhiệm vụ của Bộ Công an)
+ Không tổ chức lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của địa phương (Kế hoạch 05/UBDTSĐBSHP yêu cầu lấy ý kiến Nhân dân trên 02 Cổng: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).
-
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: tổng hợp ý kiến từ các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, bao gồm cả tổ chức đảng (Văn phòng đảng ủy Bộ), tổ chức hành chính (các vụ, cục, văn phòng, thanh tra...), đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khác
- Tòa án nhân dân tối cao: Tổng hợp ý kiến trong ngành của mình (từ trung ương đến địa phương) - theo hướng dẫn riêng của TANDTC
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Tổng hợp ý kiến trong ngành của mình (từ trung ương đến địa phương) - theo hướng dẫn riêng của VKSNDTC
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổng hợp ý kiến của MTTQ các cấp (theo hướng dẫn riêng của Ban Thường trực UBTWMTTQVN
- Bộ Công an: tổng hợp ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID
- Văn phòng Quốc hội: tổng hợp ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội
- Văn phòng Chính phủ: tổng hợp ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là một công việc rất quan trọng, do đó cần được hướng dẫn cụ thể, thống nhất để thực hiện đồng bộ, đạt kết quả cao nhất, đảm bảo Hiến pháp thực hiện đúng vai trò của khung pháp luật tối cao trong hệ thống pháp luật quốc gia./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Minh Hiếu