04:52 17/05/2024
Trong trường hợp, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành thì có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính ; Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Nghị định 166/2013/NĐ-CP cũng quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc một trong các trường hợp sau đây không tự nguyện chấp hành, bao gồm: Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.