Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Thứ hai - 25/04/2022 21:47 2.152 0
Với mục đích cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đề ra trong Đề án Nâng cao năng về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; tăng cường năng lực thực thi phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất của tỉnh phù hợp với cam kết quốc tế, từ đó từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Ngày 20/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 68/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó các nhiệm vụ chung gồm:
Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền về phòng vệ thương mại: Tăng cường phổ biến pháp luật về PVTM cho cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý cấp tỉnh và địa phương thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, pano tuyên truyền, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về PVTM trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về PVTM cho các công chức, viên chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã theo các mức độ từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với từng ngành hàng cụ thể. Đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc nâng cao hiểu biết và năng lực về PVTM; Lồng ghép nội dung về PVTM trong các chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hằng năm của các sở, ban ngành, địa phương; Thiết lập đầu mối thông tin về PVTM tại Sở Công Thương để phối hợp cung cấp thông tin trong quá trình xử lý các vụ việc PVTM có liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Công tác xây dựng pháp luật, thể chế: Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành để bổ sung các nhiệm vụ cần thiết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc ban hành mới nhằm triển khai các quy định về PVTM trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế; Thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật. Đăng tải công khai, chính xác nội dung các văn bản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong quá trình tìm hiểu và áp dụng vào hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh của đơn vị; Lồng ghép nội dung về PVTM vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực, có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực PVTM: Thúc đẩy sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương với các Bộ, ngành Trung ương và các hiệp hội, hội ngành nghề, các doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin, theo dõi nắm bắt về hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến, có dấu hiệu được trợ cấp hoặc bán phá giá; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế, Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan đầu mối phụ trách lĩnh vực hội nhập quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay; Triển khai các cơ chế tư vấn, hỗ trợ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đánh giá khả năng áp dụng biện pháp PVTM, tác động của các vụ việc PVTM; Các sở,ban, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp tăng cường phối hợp trong quá trình điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM; thường xuyên theo dõi công tác thực thi và chống lẩn tránh các biện pháp PVTM; Giữ mối quan hệ chặt chẽ, trao đổi thông tin dữ liệu giữa cơ quan điều tra PVTM với cơ quan Hải quan;  Triển khai các chương trình cung cấp thông tin cho doanh nghiệp phục vụ công tác xử lý các vụ việc PVTM, cung cấp tài liệu và cơ sở dữ liệu về các chương trình, chính sách có nguy cơ bị nước ngoài điều tra PVTM. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội, doanh nghiệp để xử lý vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PVTM: Chủ động trao đổi, nắm bắt thông tin từ Bộ Công Thương và các Bộ, ngành trung ương liên quan đến đàm phán và giải quyết tranh chấp về PVTM trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; Tăng cường trao đổi thông tin, nắm bắt các thị trường xuất khẩu chủ lực của tỉnh để tham mưu, xây dựng cơ chế phối hợp về PVTM, thúc đẩy hợp tác về PVTM nhất là thị trường các nước trong FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Và Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp và cơ quan, đơn vị liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả.
Nguồn ảnh: thainguyen.gov.vn

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Khanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn biết tới Cổng thông tin PBGDPL Thái Nguyên qua đâu ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm67
  • Hôm nay13,808
  • Tháng hiện tại268,984
  • Tổng lượt truy cập15,536,924
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây