Những tài sản nào quy định phải bán thông qua đấu giá theo quy định tại Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024?

Những tài sản nào quy định phải bán thông qua đấu giá theo quy định tại Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024?

Trả lời:
Trả lời: Theo khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá sửa đổi số 37/2024/QH15 quy định tài sản phải bán thông quá đấu giá gồm:
1. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
2. Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
3. Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
4. Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
5. Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
6. Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
7. Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
8. Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
9. Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
10. Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
11.  Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
12. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
13. Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
14. Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
15. Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá. 
 

Những hành vi bị cấm trong đấu giá nào được bổ sung thêm trong Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024?

Những hành vi bị cấm trong đấu giá nào được bổ sung thêm trong Luật đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024?

Trả lời:
Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9 Luật Đấu giá số 01/2016/QH13 đã được bổ sung thêm hành vi:
- Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá;
- Lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá;
- Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động đấu giá tài sản;
- Thông đồng, mốc nối với các đối tượng liên quan đến phiên đấu giá nhằm nâng giá, làm sai lệch hồ sơ mời tham gia đất giá, hồ sơ tham gia đấu giá.
 

Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024 thay đổi quy định về đấu giá viên và đào tạo đấu giá viên như thế nào?

Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024 thay đổi quy định về đấu giá viên và đào tạo đấu giá viên như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản quy định:
- Về tiêu chuẩn đấu giá viên: Bổ sung thêm các ngành được trở thành đấu giá viên: Quản trị kinh doanh, kiểm toán và không còn loại trừ trường hợp được miẽn đào tạo nghề đấu giá.
- Không còn bắt buộc phải có thời gian từ 03 năm trở lên làm việc trong lĩnh vực được đào tạo để tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.
- Không còn quy định các trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá.
- Bổ sung yêu cầu với người hoàn thành thời gian tập sự là phải báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự kèm theo nhận xét của người hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề đấu giá, gửi đến Sở Tư pháp nơi đăng ký.
- Giảm bớt hồ sơ, giấy tờ khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm: Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá (bản sao + bản chính để đối chiếu); Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự và phiếu lý lịch tư pháp.
 

Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024, đấu giá trực tuyến được quy định như thế nào?

Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024, đấu giá trực tuyến được quy định như thế nào?

Trả lời:
Tại khoản 28 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024, việc đấu giá trực tuyến được thực hiện theo thủ tục dưới đây:
1.  Việc đấu giá trực tuyến được thực hiện thông qua Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến.
2.  Trình tự thủ tục đấu giá trực tuyến:
Bước 1: Thông báo công khai việc đấu giá trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia/trang thông tin đấu giá trực tuyến
Bước 2: Người tham gia đấu giá thực hiện các công việc:
- Đăng ký và nộp hồ sơ tham gia trên trên Cổng đấu giá tài sản quốc gia/Trang thông tin đấu giá online.
- Thực hiện trả giá
- Nộp tiền đặt trước. Trong đó, tiền đặt trước do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá trừ trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quyền sử dụng đất được giao, cho thuê đất…
- Xem tài sản đấu giá online/trực tiếp theo Quy chế
Bước 3: Đấu giá viên điều hành phiên đấu giá online được phân công bởi tổ chức hành nghề đấu giá.
Bước 4: Sau khi đấu giá hoàn tất, kết quả sẽ được đăng công khai trên một trong hai trang web trên và gửi về địa chỉ email của người tham gia đấu giá.
Sau đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đấu giá thì tiến hành ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá trừ trường hợp có quy định khác.
 

Những trường hợp đấu giá không thành được quy định trong Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024?

Những trường hợp đấu giá không thành được quy định trong Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024?

Trả lời:
Ngoài các trường hợp đấu giá không thành quy định tại Điều 52 Luật Đấu giá tài sản 2016 được bổ sung thêm trường hợp đấu giá không thành quy định tại điểm a khoản 33 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi năm 2024:
- Tất cả những người đăng ký đấu giá hợp lệ không tham gia.
- Hết thời hạn đăng ký mà có nhiều người đăng ký nhưng chỉ có một người tham dự phiên đấu giá hoặc chỉ có một người trả giá hoặc nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá hợp lệ.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây