Tình hình triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2021

Tình hình triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật trong 6 tháng đầu năm 2021

 23:31 09/06/2021

Chỉ số cải thiện chất các quy định của pháp luật thuộc nhóm các nhiệm vụ về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 19- 2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và các nghị quyết của Chính phủ năm 2018, 2019, 2020, 2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động nhằm cải thiện chất các quy định của pháp luật và đã đạt được những kết quả tích cực:
ảnh Báo cáo viên của Sở Tư pháp tuyên truyên pháp luật tại huyện Phú Lương

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIÊN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 CỦA SỞ TƯ PHÁP THÁI NGUYÊN

 03:29 07/06/2021

Với nhiệm là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) của tỉnh, ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã chủ động bám sát Kế hoạch của Bộ Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 22/01/2021 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch số 10/KH-HĐPH ngày 22/01/2021 về hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh năm 2021. Đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân và Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã xây dựng và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2021, công tác PBGDPL của sở Tư pháp Thái Nguyên đạt được môt số kết quả như sau:
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA  LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA  LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 02:53 07/06/2021

Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2020). Ngày 01/7/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 09/2020/L-CTN công bố Luật. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.Để giúp các Báo cáo viên và Tuyên truyền viên pháp luật của tỉnh tiếp cận và tổ chức triển khai tuyên truyển, xin giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật này với những nội dung sau:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

 22:36 31/05/2021

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 (Nghị định) của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ra đời nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thi hành pháp luật ở cấp Bộ, ngành trung ương và cấp tỉnh. Đến nay, Nghị định đã được triển khai thi hành 10 năm; ở cấp Bộ, Nghị định đã phát huy hiệu quả tích cực, xây dựng được hệ thống tổ chức pháp chế chuyên nghiệp, đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ pháp chế đã đề ra. Ở cấp địa phương, sau khi Nghị định có hiệu lực thi hành, một số địa phương cũng như tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm kiện toàn tổ chức pháp chế, góp phần tích cực trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương, tuy nhiên do những bất cập về thể chế, tổ chức pháp chế ở các địa phương dần bị giải thể, từ đó đến nay nhiều địa phương vẫn đang tìm giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này có thể thấy ở những vấn đề sau:
BCDTP4

Kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020

 04:27 24/05/2021

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong những năm qua công tác xây dựng, cải cách thể chế đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng, đã thể chế hoá kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp và pháp luật nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Kết nạp Đảng đc Hiếu

Viết cho ngày thành lập Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên 09/4

 23:10 08/04/2021

Ngành Tư pháp tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) được thành lập vào tháng 4/1982, theo Quyết định số 87/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái và có các chức năng, nhiệm vụ theo sự phân cấp cơ quan Tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Đây là thời điểm mà Bộ Tư pháp được tái thành lập sau hơn 20 năm nhiệm vụ của ngành được chuyển giao cho các cơ quan khác đảm trách (Từ năm 1960, sau khi Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trở thành hai hệ thống độc lập tách khỏi Chính phủ, các chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan khác nhau; trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công tác tham mưu về pháp luật và xây dựng pháp luật của Chính phủ do ngành Pháp chế đảm nhận, Uỷ ban Pháp chế của Chính phủ được thành lập và hoạt động từ năm 1972). Khi Hiến pháp năm 1984 xây dựng đường lối quá độ tiến lên CNXH trong cả nước, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi trình đề án thành lập Bộ Tư pháp tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VII đã nhấn mạnh rằng: “Thực tiễn trong 20 năm qua đã chứng minh rõ việc Chính phủ – cơ quan quản lý toàn diện công việc của Nhà nước mà không có Bộ Tư pháp là điều rất không hợp lý”. Trước yêu cầu đó, ngành Tư pháp đã được thiết lập lại khi cơ quan Trung ương của ngành được tái thành lập vào năm 1981 với chức năng giúp Chính phủ quản lý thống nhất về công tác Tư pháp. Ngành tư pháp các địa phương trên cơ sở đó cũng được hình thành với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thống nhất công tác Tư pháp ở địa phương. Tiếp đó, hệ thống cơ quan Tư pháp cấp huyện, xã cũng dần được hình thành và kiện toàn.
Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”

 05:07 06/04/2021

Thực hiện Căn cứ Kế hoạch số 06/KH-UBBC ngày 18/02/2021 của Ủy ban bầu cử tỉnh về tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; ngày 01 tháng 4 năm 2021, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc Hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động

 02:10 16/12/2020

Giáo dục pháp luật là một chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, hoạt động xét xử tại phiên tòa là công khai (trừ một số trường hợp do pháp luật quy định phải xử kín). Vì vậy ngoài hội đồng xét xử còn có đông đảo nhân dân theo dõi phiên tòa, nhất cử nhất động của Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung đều được những người tham gia tố tụng, đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa quan sát và đánh giá.
Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây