Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi vi phạm về hoạt động thư.

Người nước ngoài có hành vi vi phạm về hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Câu 1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm về hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:
Điều 72 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi vi phạm về hoạt động thương mại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
          1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nước ngoài có hành vi tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định.
          2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nước ngoài có hành vi hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
          3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
          - Hoạt động thương mại trái phép có tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam;
          - Tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, phương tiện vận tải, máy móc thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị nội thất nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định;
          - Tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, phương tiện vận tải tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
          Ngoài các các hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
 

Quy định về xuất trình thẻ thành viên khi tham gia bán hàng đa cấp

Có người đến gia đình tôi tự xưng là nhân viên của công ty A chuyên bán hàng đa cấp (các sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe) và tiếp thị tôi mua viên uống hỗ trợ xương khớp. Để tránh lừa đảo, tôi đã yêu cầu người đó xuất trình thẻ thành viên để chứng minh đúng là người của công ty A. Khi tôi yêu cầu người đó xuất trình thẻ thành viên của công ty chứng minh, thì người này không xuất trình được. Hành vi này có vi phạm hành chính không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:
Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
Theo đó, điểm b Khoản 1 quy định người tham gia bán hàng đa cấp không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
          Như vậy, với việc không xuất trình thẻ thành viên để chứng minh là nhân viên của công ty A theo yêu cầu của bạn thì người đó đã có hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt với mức phạt nêu trên.
 

Những hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Những hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nào bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng?

Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định những hành vi vi vi phạm hành chính đối với người tham gia bán hàng đa cấp sau đây sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
Thứ nhất, yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
Thứ hai, c2ung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
Thứ ba, tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
Thứ tư, lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
Thứ năm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
 

Những hành vi vi phạm nào bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính kinh doanh đa cấp

Theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Những hành vi vi phạm nào bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả?

Trả lời:
Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo khoản 11, những hành vi vi phạm sau đây sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với các hành vi:
- Hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng, trừ trường hợp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;
- Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng;
- Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật hoặc thu phí đào tạo cơ bản đối với người tham gia bán hàng đa cấp;
- Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc cấp thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật hoặc thu phí cấp thẻ thành viên;
- Hành vi mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
- Hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
-  Hành vi yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Hành vi từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
-  Hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;
- Hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định.
2. Áp dụng biện pháp buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với các hành vi:
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
- Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
 

Theo quy định của pháp luật, thì việc tham gia bán hàng đa cấp có phải đặt cọc tiền không

Với mong muốn có thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình nên tôi dự định tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, khi liên hệ với công ty A để xin làm thành viên thì công ty A yêu cầu tôi phải đặt cọc 30.000.000 đồng thì mới được cấp thẻ thành viên. Xin hỏi theo quy định của pháp luật, thì việc tham gia bán hàng đa cấp có phải đặt cọc tiền không?

Trả lời:
Tại điểm a khoản 9 Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi “Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấpcủa doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
          Như vậy, việc tham gia bán hàng đa cấp không phải đặt cọc tiền nên việc công ty A yêu cầu bạn phải đặt cọc một khoản tiền nhất định thì mới đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp là trái quy định của pháp luật. Hành vi của công ty A là hành vi vi phạm hành chính và sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đồng 100.000.000 đồng.
 

Tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp có phải mua sản phẩm với giá trị nhất định có đúng với quy định của pháp luật

Tôi đọc được tin tuyển dụng trên mạng Internet về công ty A là công ty đa cấp. Tôi đã đến công ty A xin làm thành viên và được nhân viên công ty tiếp đón rất nhiệt tình. Công ty A yêu cầu tôi mua sản phẩm với giá trị 10 triệu đồng để được tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp của công ty. Yêu cầu đó của công ty A có đúng không? Nếu không đúng thì bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Trả lời:
Theo điểm b khoản 9 Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có hành vi “yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
          Như vậy, với việc yêu cầu phải mua sản phẩm để được tham gia kinh doanh đa cấp thì hành vi đó của công ty A là hành vi vi phạm pháp luật hành chính và bị xử phạt như trên.
 

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hành vi nào thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng?

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hành vi nào thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng gồm:
          1. Hành vi duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
          2. Hành vi thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
          3. Hành vi tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
          4. Hành vi tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của pháp luật hoặc cho phép doanh nghiệp bán hàng đa cấp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
          5. Hành vi không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
          6. Hành vi mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp  khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
 

Những hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng?

Những hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng?

Trả lời:
Tại khoản 10 Điều 73 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định: “Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5, 8 và 9 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Khoản 9 Điều 73 quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây và doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng khi thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên gồm các hành vi:
1. Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
2. Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
3. Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
4. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
5. Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
6. Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật;
8. Tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;
9. Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định.
 

Mức phạt tiền cao nhất đối với những hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại?

Mức phạt tiền cao nhất đối với những hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại?

Trả lời:
Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng được quy định tại khoản 4 Điều 75 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
 

không có hợp đồng giữa doanh nghiệp B và hộ kinh doanh A theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như nào?

Hộ kinh doanh A nhận gia công 8.000 sản phẩm hàng may mặc để phục vụ tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán cho doanh ngiệp B, nhưng giữa doanh nghiệp B và hộ kinh doanh không có hợp đồng theo quy định của pháp luật. Hành vi nêu trên của hộ kinh doanh A có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:
Khoản 1 Điều 76 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi vi phạm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại quy định:Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa trong thương mại mà không có hợp đồng theo quy định”.
          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc nhận gia công hàng hóa mà không có hợp đồng của hộ kinh doanh A là hành vi vi phạm hành chính và bị áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi trên của hộ kinh doanh A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
 

đặt gia công hoặc nhận gia công hàng cấm, hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như nào

Hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng cấm, hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như nào?

Trả lời:
Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về hành vi vi phạm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại: “Hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng cấm, hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng”.
          Ngoài ra, hành vi nêu trên bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
 

Những hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại nào bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng?

Những hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại nào bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng?

Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 78 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
          1.  Không có biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
          2. Ghi biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
          3. Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định;
          4. Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại không có tên của hàng hóa, dịch vụ và tên của siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định.
          5. Hàng hóa bán trong siêu thị, trung tâm thương mại có chế độ bảo hành mà không ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành theo quy định;
          6. Không thực hiện việc ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định.
 

Mức phạt đối với hành vi vi phạm bày bán loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh không được phép kinh doanh trong chợ

Khi thực hiện kiểm tra các cơ sở kinh doanh trong chợ, lực lượng chức năng phát hiện tại cửa hàng của chị X đang bày bán loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh không được phép kinh doanh trong chợ. Trong trường hợp này, cửa hàng của chị X bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:
Khoản 3 Điều 78 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định như sau:Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại các loại hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép; vật liệu nổ, các chất lỏng, chất khí dễ cháy nổ; các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh và các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện không được phép kinh doanh trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định”.
 Như vậy, theo quy định nêu trên, với việc đang bày bàn thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh không được phép kinh doanh trong chợ, cửa hàng của chị X bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, cửa hàng chị X còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
 

Không niêm yết nội quy hoạt động tại trung tâm thương mại theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Khi thực hiện kiểm tra, khảo sát tình hình tổ chức và hoạt động của trung tâm thương mại G, lực lượng chức năng phát hiện trung tâm thương mại G không niêm yết nội quy hoạt động tại trung tâm thương mại theo quy định. Hành vi này của trung tâm thương mại G có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:
Điểm c khoản 1 Điều 78 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Không niêm yết nội quy chợ, nội quy hoạt động tại siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định”.
          Căn cứ quy định nêu trên, hành vi của trung tâm thương mại G là hành vi vi phạm hành chính và bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
 

Hành vi tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong thì bị bị xử phạt như thế nào?

Anh A có hành vi tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong thì bị bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:
Khoản 1 Điều 79 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  quy định:
          Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính
          Căn cứ quy định nêu trên, hành vi của anh A là hành vi vi phạm hành chính và bị áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây