ĐẠI TỪ NỖ LỰC VƯỢT KHÓ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
Đình Quang
2025-02-18T20:40:09-05:00
2025-02-18T20:40:09-05:00
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/de-cuong-tuyen-truyen/dai-tu-no-luc-vuot-kho-trong-cong-tac-xay-dung-cap-xa-dat-chuan-tiep-can-phap-luat-528.html
/themes/netegov/images/no_image.gif
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật
https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngay từ đầu năm, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ tư pháp
Huyện Đại Từ nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, phía bắc tiếp giáp huyện Định Hóa, phía đông nam tiếp giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông bắc tiếp giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp dãy núi Tam Đảo và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Toàn huyện có tổng diện tích 56.093 ha. Tổng dân số đến nay là trên 18 vạn người, số đơn vị hành chính của huyện là 27 xã, thị trấn. Hệ thống giao thông có đường Quốc lộ 37 chạy qua trung tâm huyện. Ngoài ra còn có các tuyến đường tỉnh lộ như tuyến Đại Từ đi Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên; tuyến đường Đại Từ - Phổ Yên; tuyến đường Đại Từ - Định Hóa, hệ thống đường giao thông đi các xã, thị trấn đã được đầu tư, cải tạo và nâng cấp. Huyện có 27 đơn vị hành chính: 23 xã, 02 thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 56.093 ha, dân số trên 18 vạn người, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..
Thực hiện Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngay từ đầu năm, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ tư pháp và chỉ đạo phòng Tư pháp tham mưu tổ chức triển khai, trong đó công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quan tâm triển khai toàn diện từ khâu xây dựng kế hoạch; ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cấp xã; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật ở cấp xã; tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho 100% đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã; triển khai chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở xây dựng các mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, mô hình tổ hòa giải hoạt động hiệu quả, đặc biệt Đại Từ là một trong số ít các huyện bảo đảm tốt nguồn kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở. Với việc triển khai toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước về công tác hòa giải và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như trên nên việc triển khai công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở huyện Đại Từ có nhiều thuận lợi. Trong năm 2024, mặc dù địa bàn rộng, dân số đông, công chức Hộ tịch-Tư pháp ở các xã hầu hết chưa có đủ 02 biên chế, nhiều đơn vị thực hiện luân chuyển; Đối với cấp huyện, phòng Tư pháp cũng chưa có đủ biên chế, vẫn phải trưng tập công chức cấp xã nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực, toàn tâm, toàn ý cho công việc nên trong năm 2024 huyện Đại Từ cũng đã hoàn thành tốt công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với tổng số 23/27 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (có 01 xã chưa đạt do không đạt điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và 03 xã không thực hiện đánh giá do đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không đủ điều kiện thời gian đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg).
Mặc dù kết quả chưa đạt được 100% số xã, thị trấn nhưng đã cho thấy sự nỗ lực cố gắng rất đáng ghi nhận của huyện Đại Từ - một địa bàn tương đối rộng với nhiều đơn vị cấp xã và đang trong quá trình phát triển để trở thành trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, thể thao, y tế, du lịch, công nghiệp, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng liên huyện cũng như mục tiêu trở thành thị xã, đô thị loại IV trước năm 2030./.
Tác giả bài viết: Đình Quang